Chuyên mục


Làm trong sạch, lành mạnh thị trường vốn

22/04/2022 16:59 (GMT +7)

Chiều 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Cùng dự hội nghị tại điểm cầu Văn phòng Chính phủ có: Phó Thủ tướng Lê Minh Khái; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Công an.

Tại điểm cầu UBND Thành phố Hồ Chí Minh có: Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh; lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan và các chuyên gia kinh tế. 

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: "Như chúng ta đã biết, sau hơn 35 năm thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa và hội nhập của Đảng, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, to lớn, có ý nghĩa lịch sử, như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay". Trong đó, có sự đóng góp quan trọng của thị trường vốn - kênh dẫn vốn trung và dài hạn; cùng thị trường tiền tệ - kênh dẫn vốn ngắn hạn để cấu thành nên thị trường tài chính – đóng vai trò rất quan trọng, là huyết mạch của nền kinh tế.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, thời gian qua, thị trường vốn của Việt Nam phát triển nhanh cả về chiều rộng và chiều sâu. Quy mô, sản phẩm, thanh khoản tăng nhanh, góp phần huy động được nguồn lực tài chính rất quan trọng cho nền kinh tế, hỗ trợ và bổ sung cho kênh cung ứng vốn truyền thống là tín dụng ngân hàng.

Thị trường vốn đã hình thành và vận hành đầy đủ các cấu phần bao gồm: Thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán phái sinh.

Với quy mô tăng trưởng bình quân 28,5%/năm giai đoạn 2016-2021, năm 2021 đạt 134,5% GDP, gấp 3,5 lần năm 2015. Giá trị giao dịch hàng ngày tăng mạnh, bình quân từ đầu năm đến nay đạt 30,8 nghìn tỷ đồng, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2021. Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới vượt trước 3 năm so với mục tiêu đề ra

Tuy nhiên, nhìn nhận thị trường vốn còn những hạn chế, bất cập về cấu trúc thị trường, hạ tầng, công nghệ, nguồn nhân lực, hệ thống thông tin thị trường... Trường hợp cá biệt, còn có tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng phải xử lý.

Việc xử lý những sai phạm vô cùng cần thiết,  góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đại đa số các nhà đầu tư, doanh nghiệp chân chính, hoạt động lành mạnh, tuân thủ pháp luật. Đây cũng là bước đi cần thiết làm trong sạch thị trường, để thị trường tốt hơn, lành mạnh hơn, an toàn, bền vững hơn.

Trong đó, quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, nhất quán của Chính phủ là

Thứ nhất, khuyến khích, tạo mọi thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia thị trường, hoạt động chân chính, lành mạnh, hiệu quả, tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Thứ hai, kiên quyết xử lý những cá nhân, tổ chức cố tình vi phạm quy định, lợi ích nhóm, trục lợi bất hợp pháp và bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, doanh nghiệp tôn trọng, tuân thủ nghiêm pháp luật.

Thứ ba, thực hiện mọi biện pháp cần thiết để ổn định và phát triển thị trường công khai, minh bạch, an toàn, lành mạnh, bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mang lại hạnh húc, ấm no cho nhân dân. Chúng ta phải luôn đặt con người và sự vật trong quá trình vận động, phát triển, quá trình đó bao giờ cũng nảy sinh những mâu thuẫn cần giải quyết để tiếp tục phát triển và sau khi phát triển thì lại tiếp tục phát sinh những mâu thuẫn mới cần giải quyết. Bên cạnh những mặt tích cực là cơ bản, quyết định, vẫn còn những mặt tiêu cực, quan trọng là nhìn nhận

'Thẳng thắn nhìn nhận thị trường vốn còn những hạn chế, bất cập về cấu trúc thị trường, hạ tầng, công nghệ, nguồn nhân lực, hệ thống thông tin thị trường...' Ảnh VGP/Nhật Bắc

"Thẳng thắn nhìn nhận thị trường vốn còn những hạn chế, bất cập về cấu trúc thị trường, hạ tầng, công nghệ, nguồn nhân lực, hệ thống thông tin thị trường..." Ảnh VGP/Nhật Bắc

Thông điệp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là: Làm trong sạch, lành mạnh thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng nhà đầu tư, doanh nghiệp, người dân, đưa thị trường vào quỹ đạo phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững.

Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ: Chúng ta hoàn toàn không chủ quan, mà có căn cứ khoa học, thực tiễn để tin tưởng vào sự phát triển của thị trường, xuất phát từ thực tiễn tình hình, triển vọng phát triển của nền kinh tế Việt Nam cũng như quan điểm mà nhiều tổ chức tài chính, tiền tệ, chuyên gia quốc tế, trong nước có uy tín đều khẳng định: Thị trường vốn, thị trường chứng khoán Việt Nam có những yếu tố nền tảng vững chắc từ tiềm lực, triển vọng của nền kinh tế và sự năng động, hiệu quả của khu vực sản xuất kinh doanh và có sự hỗ trợ, giúp đỡ của bạn bè, đối tác quốc tế để có thể vươn lên trở thành một trong những thị trường mới nổi thành công của khu vực và thế giới.

ttgphamminhchinh-1650617439144600066561
"Từ tình hình thực tiễn, chúng ta cần khẳng định: Những sai phạm chỉ là thiểu số. Việc xử lý là cần thiết, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đại đa số các nhà đầu tư, doanh nghiệp chân chính, hoạt động lành mạnh, tuân thủ nghiêm pháp luật. Đây cũng là bước đi cần thiết làm trong sạch thị trường, để thị trường tốt hơn, lành mạnh hơn, an toàn, bền vững hơn. Hay có thể nói là chúng ta hy sinh lợi ích trước mắt để đổi lấy lợi ích lâu dài"

Thủ tướng nói

Thủ tướng đề nghị, sau khi nghe báo cáo của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, các đại biểu phát biểu tập trung vào một số vấn đề trọng tâm sau đây:

(1) Đánh giá thực trạng tình hình và xu thế vận động, phát triển của thị trường. Nhận diện những vấn đề chính sách chủ yếu đặt ra là gì? Các biện pháp cụ thể trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn? Môi trường vĩ mô cần làm gì? Thể chế cần làm gì? Hạ tầng, công nghệ cần làm gì? Quản lý nhà nước phải làm gì? Đào tạo con người cần làm gì?... Biện pháp gì quản lý các công ty chứng khoán? Để thị trường phát triển ổn định, an toàn, hiệu quả và bền vững?

(2) Về cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát thị trường, trong đó cần trả lời những câu hỏi: Tại sao vẫn còn và vẫn để xảy ra các trường hợp thao túng thị trường chứng khoán, vi phạm quy định pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp? Phải chăng do công tác kiểm tra, giám sát, phối hợp giữa các cơ quan chức năng hay do hành vi vi phạm quá tinh vi, phức tạp khó phát hiện? Giải pháp cụ thể là gì, thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào?

(3) Về thông tin thị trường, tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình. Vì sao các chủ thể tham gia thị trường vẫn chưa tuân thủ tốt các quy định về công bố, bảo đảm tính chính xác của thông tin? Trách nhiệm của cơ quan quản lý, kiểm tra, giám sát, kiểm toán ở đâu? Cần giải pháp cụ thể là gì để khắc phục sớm được tình trạng này?

(4) Cần có cơ chế, chính sách, biện pháp gì để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia thị trường?

(5) Về công tác thông tin, truyền thông: Chúng ta đã thực sự làm tốt công tác này chưa? Còn yếu kém ở khâu nào? Cấp nào? Ngành nào? Cân đối hàm lượng thông tin tốt chưa? Tại sao vẫn còn tình trạng tràn lan tin đồn sai sự thật, gây hoang mang dư luận, làm nản lòng của nhà đầu tư, doanh nghiệp? Phương pháp tiếp cận, cách giải quyết vấn đề và giải pháp truyền thông hiệu quả là gì, ai làm?

Thủ tướng cũng đề nghị các đại biểu thảo luận về việc ngay sau Hội nghị này, Chính phủ nên ban hành văn bản gì, một nghị quyết hay một nghị định, nhằm triển khai các nhiệm vụ và giải pháp sát thực tế, khả thi, hiệu quả để ổn định và phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, góp phần xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, các cơ quan liên quan ghi chép đầy đủ, tổng hợp toàn diện, tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu để hoàn thiện báo cáo và dự thảo văn bản trình Chính phủ ban hành sau Hội nghị.

Thời gian qua lãnh đạo Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo sâu sát, kịp thời để thị trường vốn hoạt động an toàn, minh bạch, hiệu quả. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động thực hiện ngay các biện pháp nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động thị trường tài chính, tiền tệ.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động thực hiện ngay các biện pháp ổn định thị trường tài chính tiền tệ, chứng khoán.

Bộ Công an, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan liên quan  theo chức năng và nhiệm vụ được giao tiếp tục phối hợp chặt chẽ để thực hiện tốt, hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Công điện số 8857/CĐ-VPCP ngày 03/12/2021, Công điện số 304/CĐ-TTg ngày 07/4/2022, Công điện số 311/CĐ-TTg ngày 11/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 14/TTg-KTTH ngày 14/4/2022.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp với các cơ quan liên quan làm việc, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện công bố thông tin theo đúng quy định pháp luật; trường hợp phát hiện công bố thông tin không rõ ràng, không chính xác thì yêu cầu cải chính và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. 

Thực hiện ngay việc công bố và cung cấp thông tin chính thức, trung thực về vụ việc và tình hình, triển vọng phát triển kinh tế-xã hội đất nước cho các cơ quan báo chí và nhà đầu tư để nhà đầu tư tin tưởng, yên tâm tiếp tục thực hiện các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh theo quy định pháp luật.

Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Công an chủ động nắm tình hình để thực hiện các biện pháp phù hợp theo chức năng nhiệm vụ được giao, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các cơ quan: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền, chỉ đạo các cơ quan báo chí đưa tin trung thực, chính xác, rõ ràng về vụ việc để ổn định tâm lý nhà đầu tư; kiểm soát chặt chẽ các thông tin không chính thống trên các mạng xã hội.

Nguyên Ý
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Novaland đã hoàn thành cơ cấu phần lớn các khoản nợ
Ngày 25/04/2024, tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024, Novaland đã báo cáo tình hình hoạt động năm 2023, thông qua mục tiêu kinh doanh cho năm 2024 cũng như trình bày chiến lược triển khai cho những năm tiếp theo. Trong năm nay, các Dự án trọng điểm như Aqua City,

Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 34 lô vàng
Có 11 đơn vị bao gồm 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp tham gia phiên đấu thầu vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng nay (23/4), tuy nhiên chỉ có 2 đơn vị trúng thầu.

Cấm phân lô, bán nền hơn 100 thành phố và thị xã
Kể từ ngày 1/1/2025, 105 thành phố, thị xã thuộc 63 tỉnh, thành trên khắp cả nước sẽ không được phân lô, bán nền theo quy định mới của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Hóa dầu Petrolimex dự kiến cổ tức tối thiểu 10%
Năm 2024, Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex-CTCP (PLC) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 140 tỷ đồng; chỉ tiêu cổ tức tối thiểu 10%.

Vàng giảm mạnh trước giờ đấu thầu
Sáng nay (23/4), giá vàng trong nước giảm mạnh theo giá vàng thế giới.

SHB được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
Đây là lần thứ hai liên tiếp SHB là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”.