Chuyên mục


Lạ kỳ những tảng đá ‘sống’ tại Romania

16/02/2022 15:57 (GMT +7)

“Trovant” là tên của một loại đá đặc biệt và kỳ lạ ở Romania. Không giống những tảng đá thông thường khác, chúng có thể lớn lên, sinh sôi, thậm chí là di chuyển.

Tại Romania, có một loại đá tên là Trovant có "hành vi" giống như sinh vật sống. Vào mùa khô, Trovant hoàn toàn bất động, ở nguyên vị trí và không thay đổi hình dáng hay kích thước. Nhưng khi mùa mưa đến, những viên đá này bắt đầu “lớn lên" và thậm chí có thể di chuyển.

Thị trấn nhỏ Costesti ở Romania là ngôi nhà của những khối đá Trovant. Từ lâu, chúng đã trở thành đề tài thu hút sự hiếu kỳ của người dân địa phương. Cái tên Trovant là từ đồng nghĩa với một thuật ngữ tiếng Đức "Sandsteinkonkretionen", có nghĩa là Cát kết dính.

Trovant đa dạng về kích thước và hình dáng, một số có thể đặt vừa trong lòng bàn tay trong khi nhiều khối đá cao quá đầu người, thậm chí có kích thước lên tới 4,5m. Trong hơn 100 Trovant ghi nhận tại ít nhất 20 địa điểm, một vài khối đá được khai quật sau khi nền cát xung quanh chúng bị khai thác.

Trovant đa đa dạng về kích thước và hình dáng

Trovant đa đa dạng về kích thước và hình dáng

Đến giờ, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải mã được chính xác những đặc tính kỳ lạ của các Trovant. Tất cả những gì chúng ta biết là có mối liên hệ giữa các quá trình diễn ra bên trong lõi đá và điều kiện khí tượng.

Những hòn đá kỳ lạ này được cho là bao gồm một lõi đá với lớp vỏ cát bên ngoài. Sau một trận mưa lớn, tảng đá lại sinh sôi thêm những hình thù mới trên bề mặt như thể chúng đang lớn lên. Những "tảng đá sống" thậm chí còn có thể tự di chuyển giống như những tảng đá trượt ở Thung lũng Chết (bang California, Mỹ).

Trovant hấp thụ các khoáng chất trong nước mưa. Sau đó, các khoáng chất này được kết hợp với thành phần hóa chất đã có trong đá sau đó tạo ra phản ứng và áp suất bên trong. Áp lực tự phát làm cho đá phát triển từ tâm ra bề mặt và sinh sôi, với tốc độ lắng đọng lõi khoảng 4-5cm trong 1.000 năm.

Trovant hấp thụ khoáng chất và “lớn lên' bằng nước mưa

Trovant hấp thụ khoáng chất và “lớn lên" bằng nước mưa

Trovant phát triển những hình dạng không nhất quán khi "lớn lên" do quá trình tiết ra "xi măng" không đều. Bạn có thể thấy những viên đá này phát triển từ chỉ có kích thước rất nhỏ, chỉ vài milimet và lớn lên đến 10 mét.

Tuy rằng có rất ít nghiên cứu về nguồn gốc của những "viên đá đang lớn" ở Romania nhưng lại có nhiều giả thuyết được đưa ra. Theo Đại hội Địa chất quốc tế tại Oslo 2008, "Trovant" được coi là một loại "bê tông sa thạch".

Theo giả thuyết, những tảng đá kỳ lạ ở Romania được ra đời sau các trận động đất xảy ra cách đây 6 triệu năm. Lực hấp dẫn, chấn động địa chất, lực dính kết của dung dịch (đặc biệt là sức căng bề mặt) cùng cường độ bám dính giữa các hạt cát và chất lỏng được cho là những yếu tố chính tham gia vào quá trình này.

Trovant được coi là một loại “Bê tông sa thạch'

Trovant được coi là một loại “Bê tông sa thạch"

Điều đáng kinh ngạc nhất là nếu cắt ngang thân đá, ta có thể thấy những vân tròn giống như vòng tuổi bên trong thân cây. Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra lời giải thích cho đặc điểm độc đáo này.

Hội tụ các đặc điểm của một loài thực vật và một tảng đá, thật khó nói những Trovant này có nên được phân loại là sinh vật sống không. Nhưng cho dù có phải là một sinh vật sống hay không, những viên đá "biết lớn lên" này chắc chắn là điều thú vị đối với du khách tham quan.

Người dân ở Romania thường sử dụng Trovant như một vật liệu xây dựng bia mộ hoặc khai thác chúng để làm đồ lưu niệm. Họ tạc những tảng đá này thành hình thù như con quỷ để bán cho du khách. Khách tham quan thậm chí có thể mua về một viên đá để “trồng" trong lòng đất và đợi nó lớn lên.

Một bảo tàng về đá Trovant đã ra mắt tại các mỏ khai thác cát gần làng Costesti, huyện Valcea của Romania vào năm 2006. Bộ sưu tập ở bảo tàng bao gồm những mẫu vật gây tò mò nhất được mang đến từ các địa điểm khác nhau ở Romania. Kể từ đó, nơi đây đã trở thành một trong những điểm thu hút khách du lịch lớn nhất trong khu vực. Bảo tàng hiện đang được bảo vệ bởi Tổ chức UNESCO.

Vân Đỗ
Bắc Giang: Khai mạc Giải vô địch pickleball các câu lạc bộ tỉnh
Ngày 23/11, tại cụm sân BOM pickleball BG- phường Đa Mai (TP Bắc Giang), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức Giải vô địch pickleball các câu lạc bộ tỉnh lần thứ nhất- năm 2024.

Bắc Ninh: Tránh lãng phí tài sản công khi sắp xếp đơn vị hành chính
Ngày 22/11, tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết số 1255/NQ-UBTVQH15 ngày 24/10/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023-2025. Sau sắp xếp, Bắc Ninh giảm 5 đơn vị hành chính cấp xã.

Ông Trần Mạnh Cường giữ chức Cục Trưởng Cục Hải Quan Hải Phòng
Mới đây, Tổng cục Hải Quan vừa ban hành Quyết định về việc điều động, bổ nhiệm công chức giữ các chức vụ lãnh đạo trong ngành Hải Quan.

70 năm hành trình tình sâu nghĩa nặng sau sự kiện Tập kết ra Bắc
Nếu như đồng bào miền Nam chia ly, tạm biệt nhau bằng cách giơ 2 ngón tay để hẹn 2 năm sẽ đoàn tụ theo như Hiệp định Geneve, thì đồng bào miền Bắc hẹn ngày thống nhất với đồng bào miền nam bằng tình yêu thương, ấp ôm, nuôi dưỡng như máu mủ ruột rà....

Thu hồi bằng của “Phó hiệu trưởng” Trường đại học Kinh Bắc
Trước khi bị hủy văn bằng cử nhân văn học, bà Đào Thị Bích Thủy từng được Phó chủ tịch hội đồng trường Trường đại học Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh ký quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó hiệu trưởng, kiêm Chánh văn phòng của trường.

Ra mắt cuốn sách “Bất động sản Việt Nam với người nước ngoài - Vietnam Real Estate For Foreigners”
TS. LS. Đoàn Văn Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn CEO vừa ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh: “Bất động sản Việt Nam với người nước ngoài - Vietnam Real Estate For Foreigners”, do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản.

TT.Huế: Thay máu cứu sống bệnh nhi 2 ngày tuổi mắc bệnh vàng da tan máu nặng hiếm gặp
Ngày 15/11, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức xuất viện cho một trẻ sơ sinh bị vàng da tan máu nặng hiếm gặp. Ca bệnh được điều trị thành công nhờ chẩn đoán sớm và tiến hành kỹ thuật thay máu.