Chuyên mục


Nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất Việt

13/02/2022 00:00 (GMT +7)

Khi đặt chân lên mảnh đất Phú Yên, bạn sẽ được truyền tai rằng đây chính là nơi đón ánh bình minh đầu tiên tại Việt Nam - và đúng là vậy. Leo lên Mũi Đại Lãnh (hay còn được gọi là Mũi Điện) tại thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, bạn sẽ đứng tại nơi cực Đông của Tổ quốc và chiêm ngưỡng những ánh bình minh le lói đầu tiên tỏa sáng trên đất Việt.

Mũi Đại Lãnh (Mũi Điện) - nơi đón ánh bình minh sáng lên trong bức tranh toàn cảnh rực rỡ sắc màu

Mũi Đại Lãnh (Mũi Điện) - nơi đón ánh bình minh sáng lên trong bức tranh toàn cảnh rực rỡ sắc màu

Quanh Mũi Điện không có khách sạn, nhà nghỉ nào. Nhà chú Mười là hộ duy nhất trong khu vực ngọn hải đăng. Nhiều bạn trẻ đã tới đây từ chiều tối hôm trước, thuê lều, đốt lửa trại, ngủ qua đêm để đợi ánh bình minh. Bữa tối có thể ăn cùng gia đình chú Mười, nghe chú Mười kể chuyện vùng đất Mũi Điện bằng cái giọng xứ Nẫu khó nghe nhưng chân thành, gần gũi. Nằm trên nền cát êm ái ở bãi Môn, nghe sóng biển rì rào, ngắm trăng sao vằng vặc, nhìn lên phía bên kia là ánh đèn tỏa ra từ tháp đèn hải đăng Mũi Điện hẳn là một trải nghiệm thú vị.

Cách đây vài năm, lên ngọn hải đăng phải băng theo con đường mòn qua núi, giờ con đường này đã được xây bê-tông để phục vụ lượng khách du lịch ghé thăm ngày càng đông. Từ chân núi nơi đặt hải đăng, bạn phải leo theo những bậc dốc chừng hơn 1km. Những người trông coi hải đăng kể rằng, mũi đất này có ý nghĩa quan trọng đối với tuyến hàng hải trên Biển Đông. Vì thế năm 1890, người Pháp đã cho xây dựng tại Mũi Đại Lãnh một ngọn hải đăng để dẫn đường cho tàu bè qua lại trên vùng biển này. Từ đó, Mũi Đại Lãnh có tên là Mũi Điện (mũi đất có ngọn đèn điện) hay còn gọi là mũi Va-ren-la (Cap varella). Số phận của ngọn hải đăng này cũng khá ly kỳ khi nó hoạt động được 55 năm thì ngừng. Cho đến năm 1961 tiếp tục hoạt động chưa được bao lâu thì bị bom đánh sập do nằm trong khu vực căn cứ miền Đông, nơi được coi là “Đường Trường Sơn trên biển” và chính

Ngọn hải đăng Mũi Đại Lãnh trong ánh bình minh sáng sớm

Ngọn hải đăng Mũi Đại Lãnh trong ánh bình minh sáng sớm

Leo khoảng 110 bậc cầu thang gỗ xoắn ốc là đã tới tháp đèn. Tháp đèn hải đăng là một khối hình trụ thon đều, cao 26,5m so với nền tòa nhà và cao 110m so mặt nước biển. Ánh đèn từ ngọn hải đăng này có thể phát tín hiệu xa 27 hải lý. Từ lan can bên ngoài của ngọn hải đăng phóng tầm mắt ra bốn phía, mặt biển trước mắt xanh trong, thuyền bè trở thành những điểm di động nhỏ xíu. Uốn quanh là bãi Môn tuyệt đẹp như một eo biển xanh ngọc bích với bãi cát trắng mịn. Sau lưng những dãy núi trập trùng, bên kia là vách đá dựng đứng ăn ra biển, sóng đánh vào bờ trắng xóa dưới chân núi. Đứng trên ngọn hải đăng cao vợi, hít hà gió biển, để gió mơn man tóc và qua kẽ tay, mọi thứ dường như nhẹ bẫng, lòng thấy an yên. Một ngày mới đã bắt đầu theo một cách rất khác, bên cạnh những gương mặt quen có, xa lạ cũng có, chỉ để vỡ òa trong cảm xúc đón những tia nắng đầu tiên trên cực Đông của Tổ quốc. Khoảnh khắc trong đời không thể nào quên được.

Ngay dưới chân ngọn hải đăng có thể nhìn lối sang phía Mũi Điện, với những tảng đá lớn dọc lối đi. Ở đây vẫn còn đặt tấm bia ghi “Hải đăng Mũi Điện - Điểm cực Đông, nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam”. Mặc dù hiện nay, đã có nhiều ý kiến về việc điểm đón bình minh đầu tiên của Việt Nam thuộc về một địa danh của Khánh Hòa, nhưng Mũi Điện vẫn được coi là một trong những điểm đón bình minh đầu tiên trên đất liền của lãnh thổ Việt Nam.

thức hoạt động trở lại vào năm 1997. Hải đăng Mũi Đại Lãnh là một trong số 45 ngọn hải đăng cấp một, cấp quốc gia, cũng là một trong năm ngọn hải đăng hơn 100 tuổi nổi tiếng nhất Việt Nam.

Tấm bia “Hải đăng Mũi Điện - Điểm cực Đông, nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Ban”

Tấm bia “Hải đăng Mũi Điện - Điểm cực Đông, nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Ban”

Kim Cúc
Hai ngày đầu Lễ, du khách ồ ạt đến Hạ Long
Giao thông đều thuận lợi trong 2 ngày đầu dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, dù lượng khách đến Quảng Ninh rất đông.

Hạn chế ô tô qua phà ra đảo Cát Bà
Đây là thông tin nóng mà khách du lịch cần cập nhật để chủ động có phương án di chuyển thích hợp khi muốn đến thăm đảo Cát Bà, di sản thiên nhiên thế giới vừa được UNESCO công nhận, trong dịp hè này.

Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt thông xe ngày 28/4
Cao tốc Bắc Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt sẽ thông xe vào ngày 28/4, góp phần rút ngắn thời gian đi đường bộ từ Hà Nội về Nghệ An, Hà Tĩnh.

Cổ nhạc Huế - Tinh hoa âm nhạc cổ truyền Việt Nam
Ngày 24/4, tại Cổ nhạc từ (63/6 Nguyễn Trãi, phường Thuận Hòa, TP. Huế, Thừa Thiên Huế), Hội Cổ nhạc truyền thống Huế tổ chức Lễ giỗ tổ Cổ nhạc Huế.

Novaworld Phan Thiết dịp đại lễ 30/4: Choáng ngợp với dàn sao khủng và pháo hoa rực
Diễn ra xuyên suốt kỳ nghỉ lễ dài ngày (27-30/4), Carnival NovaWorld Phan Thiet 30/4 sẽ khiến du khách đứng ngồi không yên với chuỗi lễ hội âm nhạc đình đám cùng sự góp mặt của hơn 20 nghệ sĩ, pháo hoa rực rỡ và không khí Carnival sôi động

Típ đơn giản du lịch Sapa bằng tàu hoả
Sapa là một địa điểm du lịch lý tưởng, thu hút khách du lịch bốn phương. Để đến với địa điểm thú vị này bạn có thể di chuyển bằng nhiều cách. Chúng tôi sẽ gợi ý một loại phương tiện siêu tiện lợi, đó chính là tàu hỏa. Hãy cùng tham khảo hướng dẫn chi tiết dưới đây nhé!

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.