Chuyên mục


Kiến nghị giải pháp khôi phục du lịch quốc tế

28/01/2022 01:04 (GMT +7)

Về vấn đề chính sách visa, Hiệp hội Du lịch Việt Nam kiến nghị Thủ tướng cho phép khôi phục lại các chính sách visa cho khách du lịch mà Việt Nam đã thực hiện từ trước năm 2020.

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, ngành Du lịch đã có những thiệt hại lớn khi tốc độ tăng trưởng đang ở đỉnh cao trong giai đoạn 2016- 2019 đã giảm sâu trong hai năm 2020-2021. Trên 80% doanh nghiệp du lịch đã ngừng kinh doanh, kéo theo hàng triệu lao động trực tiếp trong du lịch đã phải nghỉ việc.

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đã từng bước chuyển sang trạng thái bình thường mới, vừa phòng chống dịch bệnh vừa khôi phục và phát triển kinh tế. Nhiều doanh nghiệp du lịch dù khó khăn đến đâu vẫn luôn cố gắng bảo toàn lực lượng, sẵn sàng khôi phục các hoạt động khi điều kiện cho phép.

Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, ngành du lịch đã tổ chức thí điểm đón khách quốc tế theo Hướng dẫn 4122/HD-BVHTTDL do Bộ VHTTDL ban hành. Kết quả triển khai Chương trình thí điểm trong hai tháng 11 và tháng 12/2021 đã đón được khoảng 8.500 khách.

Thời gian mở cửa đón khách quốc tế cần phải chuẩn bị kỹ một loạt các hoạt động như xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với thị trường, chào bán sản phẩm, tổ chức nhân lực phục vụ

Thời gian mở cửa đón khách quốc tế cần phải chuẩn bị kỹ một loạt các hoạt động như xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với thị trường, chào bán sản phẩm, tổ chức nhân lực phục vụ

Tuy nhiên, đánh giá từ Hiệp hội Du lịch Việt Nam, kết quả này vẫn còn khiêm tốn bởi một số nguyên nhân như chính sách cách ly y tế đối với khách du lịch quốc tế chưa thông thoáng. Khách lo lắng có sự phân biệt đối xử giữa khách quốc tế và khách nội địa trong phòng chống dịch bệnh. Hay chính sách visa cho khách vào Việt Nam không thông thoáng như trước năm 2020.

Theo đó, Hiệp hội đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp phù hợp trong giai đoạn hiện nay nhằm khôi phục nhanh Du lịch quốc tế ở Việt Nam.

Về vấn đề chính sách visa đối với khách du lịch quốc tế, Hiệp hội Du lịch Việt Nam kiến nghị Thủ tướng cho phép khôi phục lại các chính sách về visa cho khách du lịch mà Việt Nam đã thực hiện từ trước năm 2020.

Đặc biệt, đối với các nước là thị trường nguồn chủ yếu của Du lịch Việt Nam trước năm 2020 như Hàn Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga, Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha và 4 nước Bắc Âu.

Về công tác phòng chống dịch Covid-19, hiện các nước trên thế giới cơ bản đều quy định điều kiện phòng chống dịch khi nhập cảnh cho khách là giống nhau như khách tiêm đủ liều vaccine hoặc khỏi dịch Covid-19 trong 6 tháng, khách có kết quả âm tính khi xét nghiệm RT- PCR trong thời gian 72h trước khi lên máy bay.

Với quy định khách phải có kết quả âm tính khi thử RT- PCR trong thời gian 72h trước khi nhập cảnh vào Việt Nam, Hiệp hội cho rằng, điều này là không thực tế, không giống các nước trên thế giới và làm khó cho khách du lịch. Nên quy định khách chỉ cần có kết quả âm tính khi thử PCR trong vòng 72h trước khi lên máy bay là đủ.

Tiêm đủ liều vaccine hoặc khỏi dịch Covid-19 trong 6 tháng, khách có kết quả âm tính khi xét nghiệm RT- PCR trong thời gian 72h trước khi lên máy bay

Tiêm đủ liều vaccine hoặc khỏi dịch Covid-19 trong 6 tháng, khách có kết quả âm tính khi xét nghiệm RT- PCR trong thời gian 72h trước khi lên máy bay

Đối với quy định khách vào Việt Nam phải đi theo tour trọn gói cũng không phù hợp bởi hiện xu thế toàn cầu là khách có đủ điều kiện về phòng dịch có thể đi lẻ, đi theo nhóm nhỏ.

Thời gian mở cửa đón khách quốc tế cần phải chuẩn bị kỹ một loạt các hoạt động như xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với thị trường, chào bán sản phẩm, tổ chức nhân lực phục vụ, chuẩn bị cơ sở vật chất để phục vụ khách.

Thời điểm mở cửa đón khách quốc tế không cần ấn định ngày tháng cụ thể nào mà cần hiểu là sẽ bắt đầu từ khi Thủ tướng ban hành việc khôi phục chính sách visa như giai đoạn trước năm 2020 và ban hành các quy định mới, rõ ràng và thống nhất cả nước về phòng chống dịch Covid-19, nhất là xác định không cách ly đối với khách có đủ điều kiện nhập cảnh.

Tùy theo năng lực của mình, các doanh nghiệp và địa phương có thể chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đón và phục vụ khách vào thời điểm thích hợp.

Hiệp hội Du lịch Việt Nam cũng cam kết với Thủ tướng sẽ hỗ trợ, động viên các doanh nghiệp du lịch vượt qua các khó khăn to lớn vừa qua, mạnh mẽ vươn lên, góp phần chủ lực trong việc thu hút ngày một nhiều hơn khách du lịch quốc tế, nhanh chóng đưa du lịch trở lại giai đoạn tăng trưởng trước đây và đưa Du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Phúc Khôi
Hai ngày đầu Lễ, du khách ồ ạt đến Hạ Long
Giao thông đều thuận lợi trong 2 ngày đầu dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, dù lượng khách đến Quảng Ninh rất đông.

Hạn chế ô tô qua phà ra đảo Cát Bà
Đây là thông tin nóng mà khách du lịch cần cập nhật để chủ động có phương án di chuyển thích hợp khi muốn đến thăm đảo Cát Bà, di sản thiên nhiên thế giới vừa được UNESCO công nhận, trong dịp hè này.

Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt thông xe ngày 28/4
Cao tốc Bắc Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt sẽ thông xe vào ngày 28/4, góp phần rút ngắn thời gian đi đường bộ từ Hà Nội về Nghệ An, Hà Tĩnh.

Cổ nhạc Huế - Tinh hoa âm nhạc cổ truyền Việt Nam
Ngày 24/4, tại Cổ nhạc từ (63/6 Nguyễn Trãi, phường Thuận Hòa, TP. Huế, Thừa Thiên Huế), Hội Cổ nhạc truyền thống Huế tổ chức Lễ giỗ tổ Cổ nhạc Huế.

Novaworld Phan Thiết dịp đại lễ 30/4: Choáng ngợp với dàn sao khủng và pháo hoa rực
Diễn ra xuyên suốt kỳ nghỉ lễ dài ngày (27-30/4), Carnival NovaWorld Phan Thiet 30/4 sẽ khiến du khách đứng ngồi không yên với chuỗi lễ hội âm nhạc đình đám cùng sự góp mặt của hơn 20 nghệ sĩ, pháo hoa rực rỡ và không khí Carnival sôi động

Típ đơn giản du lịch Sapa bằng tàu hoả
Sapa là một địa điểm du lịch lý tưởng, thu hút khách du lịch bốn phương. Để đến với địa điểm thú vị này bạn có thể di chuyển bằng nhiều cách. Chúng tôi sẽ gợi ý một loại phương tiện siêu tiện lợi, đó chính là tàu hỏa. Hãy cùng tham khảo hướng dẫn chi tiết dưới đây nhé!

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.