Chuyên mục


Không nên mua sạc iPhone chính hãng?

27/02/2022 19:27 (GMT +7)

Các trang bị chính hãng, đặc biệt là dòng sản phẩm cáp, sạc, dây chuyển đổi chính hãng của Apple thường có giá thành cao nhưng chất lượng đôi khi không bằng các hãng bên thứ ba.

Người sử dụng lâu năm thường không mua dây sạc iPhone chính hãng vì các phụ kiện bên thứ ba thường bền và có hiệu năng tốt hơn  

Người sử dụng lâu năm thường không mua dây sạc iPhone chính hãng vì các phụ kiện bên thứ ba thường bền và có hiệu năng tốt hơn  

Theo quan điểm của Jake Peterson, biên tập viên mảng Công nghệ tại Lifehacker và là một người dùng ‘cứng’ của Apple, một ngày của anh gắn liền với các sản phẩm thuộc hệ sinh thái của hãng, từ iPhone, iPad đến máy Mac và Apple Watch. Nhưng anh lại chẳng bao giờ chi tiền cho phụ kiện chính hãng Apple.

Công ty này sản xuất hàng loạt những phụ kiện đi kèm như ốp lưng, bàn phím, tai nghe… Riêng với những thiết bị như Magic Keyboard và tai nghe AirPods, anh sử dụng chúng hàng ngày. Vì thế, những sản phẩm Apple mà anh đề cập chỉ bao gồm phụ kiện như cáp, sạc, dây nối.

Phụ kiện chính hãng là thừa thãi

Thật ra dây, củ sạc chính hãng chẳng có gì đặc biệt hơn so với các sản phẩm khác ngoài thị trường. Chúng ta có thể dành hàng giờ để khen ngợi các thiết bị điện tử của Apple. Nhưng với cáp, sạc, đừng dại gì mà đóng thuế cho Apple!

Chức năng của phụ kiện chính hãng cũng tương tự với các sản phẩm của bên thứ ba nhưng chúng ta phải chi trả mức giá cao hơn. Chính Apple cũng hiểu rõ rằng sau khi bỏ tiền mua các thiết bị điện tử đắt đỏ, người dùng có xu hướng trang bị thêm các phụ kiện tiện lợi trong quá trình sử dụng.

Các dòng dây cáp và củ sạc iPhone chính hãng thường có giá thành cao hơn nhiều so với các bên khác

Các dòng dây cáp và củ sạc iPhone chính hãng thường có giá thành cao hơn nhiều so với các bên khác

Vì thế, theo lẽ thường, họ sẽ mua một dây sạc cổng lightning và bộ adapter chính hãng để chuyển đổi dữ liệu từ thiết bị cũ sang. Có người thậm chí còn sắm thêm một chiếc giẻ lau làm từ sợi microfiber giá 19 USD của Apple.

Thông thường, chúng ta sẽ dễ dàng tìm thấy những phụ kiện như cáp, sạc… với mức giá rẻ hơn ngoài thị trường. Nếu có giá tương đương hàng Apple, sản phẩm thường được thêm vào những tính năng khác như thêm cổng kết nối, nam châm dính tường.

Thậm chí, đôi khi những phụ kiện của bên thứ 3 còn tốt hơn đồ chính hãng. Cáp chuyển USB sang Lightning của Apple nổi tiếng là dễ vỡ. Trong khi đó, những sản phẩm cứng cáp, được bọc nilon cao cấp đã xuất hiện khắp nơi từ lâu.

“Trò lừa” phụ kiện Apple

Không chỉ riêng Apple mà những cửa tiệm bán đồ công nghệ khác cũng luôn cố gắng thuyết phục người dùng mua sản phẩm của họ. Trong một chuyến du lịch vào mùa hè của mình, Jake từng để quên dây chuyển USB-C sang USB-A nên đã ghé một cửa hàng ở sân bay để mua cáp loại thường. Khi anh vừa đến, nhân viên đã hỏi loại máy tính mà Jake sử dụng cho sợi cáp. Thế là họ tư vấn rằng anh nên mua cáp chuyển chính hãng của Apple vì nó sẽ tương thích với thiết bị hơn.

Liệu một sợi cáp với một đầu là USB-A, đầu còn lại là USB-C thì có cần quan tâm đến tính tương thích như vậy không? Nó chẳng chạy bằng Windows hay bất cứ hệ điều hành nào khác. Dù có cắm vào máy Mac, PC, PlayStation hay thậm chí là chiếc Toyota 10 năm tuổi, nó vẫn chỉ là một sợi dây cáp.

Nhưng ngoài Jake, có nhiều người dùng cũng đã bỏ tiền mua những sản phẩm này vì lời tư vấn của nhân viên bán hàng. Chắc hẳn rằng hãng công nghệ sẽ “ăn nên làm ra” lắm, vì một chiếc cáp có “độ tương thích cao” của Apple đắt gấp đôi những sợi cáp loại thường!

Vì thế, lời khuyên của Jake khi mua phụ kiện điện thoại đó là chỉ cần làm chắc rằng phụ kiện đó phù hợp với thông số kỹ thuật của máy. Nếu mua cục sạc, bạn chỉ cần đảm bảo nó đủ mạnh để sạc thiết bị của mình. Nếu mua dây cáp, bạn chỉ cần chi tiền cho loại dây phù hợp với cổng kết nối của máy. Những sản phẩm này hoàn toàn có thể sử dụng bình thường như đồ chính hãng của Apple.

Từ thế hệ iPhone 12 trở đi, Apple đã cắt bỏ cục sạc và tai nghe khi mua iPhone. CEO Tim Cook cho biết quyết định này là để giảm lượng khí thải carbon, góp phần bảo vệ môi trường

Từ thế hệ iPhone 12 trở đi, Apple đã cắt bỏ cục sạc và tai nghe khi mua iPhone. CEO Tim Cook cho biết quyết định này là để giảm lượng khí thải carbon, góp phần bảo vệ môi trường

Từ năm 2007, Apple khởi động chương trình "A Greener Apple" nhằm loại bỏ các hóa chất độc hại cho môi trường khỏi sản phẩm điện tử. Tuy nhiên, khi sử dụng vật liệu tái chế để sản xuất cáp, sạc iPhone, các phụ kiện này tỏ ra kém bền và nhanh chóng bị đứt gãy chỉ sau vài tháng sử dụng.

Hải Chu
TP.HCM ra mắt ứng dụng Công dân số có thể gửi phản ánh, tra hồ sơ
App Công dân số là một ứng dụng di động thông minh, là kênh giao tiếp hai chiều giữa chính quyền thành phố và người dân bằng tương tác “một chạm” dễ dàng, thuận tiện.

Đề xuất quy định về nội dung, trình tự phê duyệt quy hoạch kho số viễn thông
Bộ Thông tin và Truyền thông đang dự thảo Thông tư quy định về nội dung, trình tự phê duyệt quy hoạch kho số viễn thông, quy hoạch tài nguyên Internet.

Chủ đầu tư khu KidZania dính lùm xùm nợ tiền nhà thầu
Khu trải nghiệm vui chơi trẻ em KidZania được nhiều gia đình yêu thích. Chủ đầu tư Công ty TNHH MBC PlayBe Việt Nam cũng là thành viên của một trong ba đơn vị truyền thông lớn nhất Hàn Quốc - Tập đoàn truyền thông MBC. Thế nhưng, công ty thi công dự án này lại chật vật đi đòi nợ.

Định danh cuộc gọi để chống lừa đảo trên mạng
Nếu nhận được cuộc gọi từ các số điện thoại có 10 chữ số (đầu số 03, 05, 07, 08, 09) mà không hiển thị tên định danh, người dân cần cảnh giác và không nên thực hiện theo các yêu cầu từ cuộc gọi này.

Sắp diễn ra Hội thảo 'Tổng quan sản xuất bán dẫn'
Hội thảo "Tổng quan sản xuất bán dẫn" diễn ra ngày 7/11 tới đây tại Hà Nội sẽ quy tụ các chuyên gia hàng đầu từ Đài Loan và nhiều tập đoàn công nghệ quốc tế, hướng đến mục tiêu thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn - một trụ cột quan trọng của nền kinh tế số.

EU chính thức áp thuế xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc
Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua việc áp thuế quan có thể lên tới 45,3% đối với xe điện nhập khẩu được sản xuất tại Trung Quốc. Động thái này được đưa ra sau khi các nỗ lực đàm phán giữa hai bên đã không thể dẫn tới một thỏa thuận giúp chấm dứt những bất đồng về thương mại

Đi theo Google Maps, xe container mắc kẹt dưới gầm cầu vượt
Tài xế điều khiển container đi theo Google Maps lên đường vành đai 2 trên cao và xuống nút giao Ngã Tư Sở thì bị kẹt dưới gầm cầu.