Chuyên mục


Không lo quá tải giao dịch tiền mặt tại ATM dịp Tết Nguyên đán

25/12/2021 22:37 (GMT +7)

Năm 2021 ghi nhận sự tăng trưởng đột biến trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt. Giao dịch rút tiền mặt qua ATM đã giảm xuống còn 12% tính đến cuối năm.

Thống kê cho thấy, tổng số lượng và giá trị giao dịch xử lý hệ thống liên ngân hàng qua Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) tăng tương ứng 94% và 131%. Số lượng khách hàng tham gia giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt cũng tăng 80% so với năm 2020.

Đáng chú ý, tỷ trọng các giao dịch rút tiền mặt qua ATM trên tổng giao dịch xử lý qua hệ thống của NAPAS đã giảm từ mức 26% của năm 2020 xuống còn 12% vào cuối năm 2021.

Hiện nay, các dịch vụ ngân hàng số đã phát triển khá mạnh ở hầu hết các địa phương. Nhiều kênh thanh toán quy mô rộng đã được đưa vào hoạt động, chẳng hạn như kênh kết nối hạ tầng thanh toán trực tuyến tại Cổng dịch vụ công Quốc gia với 63 bộ ngành địa phương và 40 ngân hàng thương mại.

Bên cạnh đó, việc đáp ứng các tiêu chí về kỹ thuật, hạ tầng, bảo mật dữ liệu và sự kết nối liên thông các nền tảng công nghệ số sẽ giúp hoạt động thanh toán của doanh nghiệp, người dân trở nên an toàn, nhanh chóng và tiện lợi hơn. Đồng thời, các dịch vụ ngân hàng số sẽ giảm thiểu đáng kể những sự cố, sai phạm gây mất an ninh, an toàn trong giao dịch tiền bạc trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Ngoài ra, nhiều địa phương hiện nay cũng đã chính thức áp dụng thương hiệu VietQR trong thanh toán bằng QR code. Các nhà mạng viễn thông hiện cũng đã triển khai Mobile Money rộng khắp, tạo điều kiện cho người dân có nhiều kênh để thanh toán hơn. Theo đó, áp lực chi trả và thanh toán bằng tiền mặt những ngày giáp Tết năm nay sẽ giảm đáng kể. Người dân sẽ không phải lo xếp hàng trước các cây ATM.

Chính phủ đặt mục tiêu đến 2025 giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP. Ảnh Internet

Chính phủ đặt mục tiêu đến 2025 giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP. Ảnh Internet

Mới đây, ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản số 8751/NHNN-TT gửi hệ thống tài chính tín dụng (TCTD) trên cả nước, yêu cầu đảm bảo thực hiện tốt công tác thanh toán dịp cuối năm 2021 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

NHNN đề nghị hệ thống TCTD chủ động triển khai kế hoạch cụ thể về hoạt động ATM dịp cuối năm 2021 và Tết Nguyên đán năm 2022; có biện pháp phù hợp đối với ATM tại các địa bàn thường xảy ra hiện tượng quá tải do nhu cầu giao dịch của khách hàng tăng đột biến.

Bên cạnh đó, NHNN yêu cầu các TCTD, những đơn vị trung gian thanh toán phối hợp tốt với các bộ, ngành và các đơn vị có liên quan đảm bảo thu chi ngân sách kịp thời, thông suốt trong dịp cuối năm; đồng thời triển khai tốt các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, kịp thời xử lý những sự cố phát sinh trong quá trình giao dịch thanh toán tiền mặt và thanh toán trực tuyến.

Ngay sau khi nhận được sự chỉ đạo của NHNN về các nội dung trên, hoạt động chuẩn bị cho các kế hoạch đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán và giao dịch ngân hàng dịp cuối năm đã được các chi nhánh NHNN và hệ thống NHTM tập trung tích cực đẩy mạnh. Đặc biệt, tại các địa phương khu vực phía Nam.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 1813/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025.

Mục tiêu cụ thể, đến cuối năm 2025, giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP; thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%; từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ thanh toán của người dân; tăng số lượng điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt lên trên 450.000 điểm.

Đề án cũng đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt 20-25%/năm.

Kim Khánh
Xem xét cải tạo, nâng cấp QL.37 đoạn qua tỉnh Hải Dương
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 3029/VPCP-CN ngày 6/5/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc đầu tư Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 37, đoạn từ quốc lộ 18 đến ngã ba An Lĩnh, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Đông Nam Bộ đã triển khai 9/29 dự án giao thông quan trọng
Đến nay, trong 29 dự án giao thông quan trọng, liên kết vùng Đông Nam Bộ, đã có 4 dự án khởi công, 5 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư và 20 dự án đang được nghiên cứu, trong đó có tuyến Vành đai 4 TP. HCM và dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Hơn 1.350 tỷ đồng làm tuyến tránh Quốc lộ 57
Dự án Tuyến tránh Quốc lộ 57 có quy mô đường gồm 2 làn xe, tổng bề rộng mặt đường 12 m. Thời gian thực hiện từ năm 2024 - 2025.

Hà Nội 'nhân đôi' đường Láng
Sở Giao thông Vận tải vừa có báo cáo UBND thành phố việc triển khai lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi một số dự án giao thông, trong đó có vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy (đường Láng).

Hà Nội - Nhiều dự án giao thông trọng điểm sắp khởi công
Nhằm giảm tải tình trạng ùn tắc, thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông Thủ đô, thời gian tới, Hà Nội sẽ khởi công xây dựng nhiều dự án giao thông trọng điểm.

Nền kinh tế giữ đà phát triển tích vực trong 4 tháng đầu năm
Ngày 4/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024. Tại phiên họp, Chính phủ tập trung thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội của đất nước trong 4 tháng đầu năm 2024, đồng thời xem xét nhiều nội dung quan trọng khác.

Du lịch Điện Biên khởi sắc trong dịp Lễ
Trong 5 ngày nghỉ lễ vừa qua, tỉnh Điện Biên đã đón khoảng 180.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm. Trong đó có 123 lượt khách quốc tế, 35.000 lượt khách du lịch có lưu trú.