Chuyên mục


Khối ngoại đã bớt "quyền lực" với Vn-Index

04/01/2022 18:04 (GMT +7)

Dòng tiền khối ngoại không còn mang yếu tố dẫn dắt thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhà đầu tư cá nhân trong nước mới đang "làm chủ cuộc chơi" với sự dẫn dắt kỳ lạ.

Tài sản khối ngoại trên thị trường chứng khoán tăng năm 2021

Tại buổi công bố 10 sự kiện chứng khoán nổi bật nhất năm 2021 do CLB Nhà báo Chứng khoán (VSJC) tổ chức, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, giá trị danh mục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài khoảng 53 tỷ USD, trong khi hồi đầu năm khoảng 45 tỷ USD. Dù rút ròng, tài sản khối ngoại trên thị trường chứng khoán vẫn tăng. Việc vốn ngoại rút ròng không đáng lo ngại, dòng tiền nội mạnh, thị trường chứng khoán có những phiên giao dịch bùng nổ. 

Theo ông Dũng, từ nửa cuối năm 2020 và đầu năm 2021, nhiều ngân hàng trung ương các nước bắt đầu hạ lãi suất và đồng loạt đưa ra các gói hỗ trợ, kích thích nền kinh tế. Trong bối cảnh bình thường mới như vậy, làn sóng nhà đầu tư F0 đã hình thành.

Tại Việt Nam, Chủ tịch UBCKNN dự đoán con số tài khoản mở mới sẽ đạt 1,5 triệu đơn vị vào cuối năm. Chất lượng tài khoản mở mới cao hơn so với trước về quy mô giao dịch và không dùng nhiều ký quỹ (vay margin). Bên cạnh đó, giá trị bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài thời gian vừa qua đạt kỷ lục nhưng không đủ để thành một câu chuyện lớn. 

Nói về thị trường thời gian tới, ông Dũng tỏ ra quan ngại với lạm phát khi xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ dần hiện hữu tại ngân hàng trung ương các nước. Theo ông Dũng, nguy cơ lạm phát do tác động trực tiếp từ chính sách tiền tệ chưa nhiều, nhưng đã có những ảnh hưởng gián tiếp. Giá dầu, giá vận chuyển… khiến chi phí doanh nghiệp tăng và sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết đang chững lại.

Năm 2022, UBCKNN đã trình Bộ Tài chính về chiến lược phát triển 10 năm theo hướng đi vào chiều sâu. Bên cạnh đó, ông Trần Văn Dũng cũng kỳ vọng Sở Giao dịch Hà Nội (HNX) sẽ có thêm sản phẩm hợp đồng tương lai không phụ thuộc chỉ số VN30. Ông Dũng cho rằng nếu tập trung vào một sản phẩm, sẽ có những điểm bất thường. Hiện tại, một số điểm bất thường đã xuất hiện trong phiên đáo hạn phái sinh.

Thị trường vẫn tăng điểm bất chấp khối ngoại bán ròng

Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm 2021, VN-Index đứng ở mức 1.498,28 điểm, tăng 394,41 điểm, tương ứng 35,73% so với cuối năm 2020. HNX-Index tăng đến 133,35% lên 473,99 điểm. UPCoM-Index cũng tăng 51,35% lên 112,68 điểm.

Một điểm đáng chú ý của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2021 đó là thị trường vẫn đi lên bất chấp việc khối ngoại bán ròng kỷ lục.

Theo Chủ tịch HĐQT Chứng khoán SSI, ông Nguyễn Duy Hưng, dòng tiền khối ngoại không còn dẫn dắt thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị trường vẫn tăng điểm trước động thái bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài. Thanh khoản tăng kỷ lục cùng với số tài khoản mở mới. Xu hướng người dân chuyển từ gửi tiền tiết kiệm sang tài khoản chứng khoán, đã lan rộng, đây là điều mà nhiều năm trước các thành viên thị trường luôn mong muốn.

Năm 2021, khối ngoại bán ròng kỷ lục 62.325 tỷ đồng, gấp 3,3 lần năm 2020

Năm 2021, khối ngoại bán ròng kỷ lục 62.325 tỷ đồng, gấp 3,3 lần năm 2020

Năm 2021, dòng vốn ngoại mua vào tổng cộng 9,5 tỷ cổ phiếu, trị giá 411.860 tỷ đồng. Trong khi, bán ra 10,9 tỷ cổ phiếu, trị giá 474.185 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức trên 1,4 tỷ cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 62.325 tỷ đồng, gấp 3,3 lần năm 2020.

Tại sàn HoSE, khối ngoại bán ròng kỷ lục 57.832 tỷ đồng, gấp 3,8 lần năm 2020, tương ứng khối lượng bán ròng là hơn 1,2 tỷ cổ phiếu. Nếu chỉ tính riêng giao dịch khớp lệnh, dòng vốn ngoại sàn này bán ròng gần 73.640 tỷ đồng.

Toàn bộ cả 10 cổ phiếu trong danh sách bán ròng mạnh nhất sàn HoSE đều có giá trị trên 1.000 tỷ đồng. HPG đứng đầu danh sách bán ròng toàn thị trường chứng khoán năm 2021 với giá trị lên đến 18.925 tỷ đồng. VPB và VNM đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt 9.331 tỷ đồng và 6.630 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, VHM là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với giá trị 4.663 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu xét về khớp lệnh, cổ phiếu chỉ được mua ròng trên 379 tỷ đồng. STB đứng thứ 2 trong danh sách mua ròng với 4.206 tỷ đồng. Hai chứng chỉ quỹ ETF nội FUEVFVND và FUESSVFL đều được mua ròng mạnh với giá trị lần lượt 3.173 tỷ đồng và 1.154 tỷ đồng nhưng chủ yếu thông qua thỏa thuận.

Tại sàn HNX, khối ngoại có năm bán ròng thứ 5 liên tiếp với giá trị tăng 26% so với năm 2020 và ở mức 3.095 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 130 triệu cổ phiếu. Tính chung cả 5 năm qua, dòng vốn ngoại sàn này bán ròng tổng cộng 8.620 tỷ đồng.

Khối ngoại sàn HNX bán ròng mạnh nhất mã CEO với giá trị 2.434 tỷ đồng. Đứng thứ 2 trong danh sách bán ròng của khối ngoại sàn HNX là VND với 486 tỷ đồng. PVS cũng bị bán ròng trên 413 tỷ đồng.

Trong khi đó, THD được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với giá trị 1.152 tỷ đồng. PVI và IDC đứng sau với giá trị mua ròng lần lượt 290 tỷ đồng và 189 tỷ đồng.

Sàn UPCoM, khối ngoại tiếp tục bán ròng 1.398 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng 24,3 triệu cổ phiếu. Cổ phiếu MML bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với giá trị 2.403 tỷ đồng, mã đứng sau là VTP với 287 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, ACV dẫn đầu danh sách mua ròng sàn này với giá trị 580 tỷ đồng. CTR và MCH được mua ròng lần lượt 272 tỷ đồng và 252 tỷ đồng.

 

Kim Khánh
SeABank và Tập đoàn BRG chung tay phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai.

Bỏ 5 Thông tư lĩnh vực tài chính ngân hàng
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 78/2024/TT-BTC bãi bỏ các Thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất
Trong khuôn khổ Lễ trao giải “Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024” (VLCA 2024) nhằm tôn vinh các doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) tự hào được xếp hạng đầu tiên trong Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất.

SeABank nâng cao năng lực Ban kiểm soát để tăng cường khả năng giám sát và phát triển bền vững cho Ngân hàng
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường để bầu bổ sung 02 thành viên Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2023 – 2028, nâng tổng số thành viên BKS lên 05 thành viên.

Ngân hàng đầu tiên phê duyệt khoản vay mua xe ô tô trên nền tảng đối tác
Không cần đến showroom ô tô hay chi nhánh ngân hàng, sau khi chọn được mẫu xe mong muốn, khách hàng có thể tự đăng ký vay mua xe ngay trên website của Carmudi và nhận kết quả phê duyệt của VPBank qua email ngay sau 5 phút.

Chuẩn bị xây cao tốc Nam Định - Thái Bình
Chủ tịch tỉnh Thái Bình vừa phê duyệt dự án xây dựng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, trong đó đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Báo cáo giải trình về kinh tế - xã hội do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại kỳ họp thứ 8
Chiều 12/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày báo cáo, giải trình một số vấn đề chủ yếu được đại biểu Quốc hội và đồng bào, cử tri quan tâm, mong đợi, chia sẻ.