Chuyên mục


Khát vọng ven biển của miền Trung

25/12/2022 12:54 (GMT +7)

Dù chưa hoàn thiện, nhưng mỗi tuyến đường ven biển mà các địa phương miền Trung xây dựng giống như một phép màu, “hô biến” vùng đất từng nghèo khó, trở thành khu vực phát triển đầy năng động.

Bắc miền Trung gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đều là các địa phương đang trên đà phát triển, có rất nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển kinh tế biển. Những tuyến đường ven biển đang dần hình thành chính là sợi dây kết nối liên vùng, tạo giá trị khác biệt trong phát triển kinh tế, du lịch khu vực miền Trung.

Cầu Cửa Hội nối 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh

Cầu Cửa Hội nối 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh

Những tuyến đường mang theo mơ ước

Hà Tĩnh là tỉnh đầu tiên trong khu vực Bắc miền Trung hoàn thành tuyến đường ven biển theo Quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/1/2010, việc hoàn thành tuyến đường này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Từ khi đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng (dài 120 km với kinh phí hơn 2.000 tỷ đồng) được đầu tư xây dựng, một bức tranh về hạ tầng giao thông hiện đại đã được hình thành. Cảnh quan vùng ven biển với nét hoang sơ nay được đánh thức, khoe vẻ đẹp nên thơ, hùng vĩ, một bên là biển cả mênh mông, một bên là núi cao, đồi cát, có khi là những cánh đồng bát ngát xanh mướt.

Đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng dài 120 km với kinh phí hơn 2.000 tỷ đồng

Đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng dài 120 km với kinh phí hơn 2.000 tỷ đồng

Năm 2021, tuyến đường ven biển tại Nghệ An và Hà Tĩnh đã được thông tuyến qua cầu Cửa Hội đã kết nối các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tỉnh Nghệ An với tỉnh Hà Tĩnh. Hệ thống các cảng biển như Cảng Cửa Lò, cảng biển quốc tế Vissai, cảng DKC và cảng Vũng Áng được kết nối với nhau. Các bãi tắm, khu du lịch ven biển như Cửa Lò, Bãi Lữ (Nghệ An) và Xuân Thành (Hà Tĩnh) cũng nằm trên một cung đường, tạo tiền đề đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, du lịch.

Tuyến đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng (gọi là đường ven biển Hà Tĩnh) dài 120 km, bắt đầu từ cầu Cửa Hội (huyện Nghi Xuân) tới điểm giao với quốc lộ 12C ở cảng Vũng Áng (TX Kỳ Anh). Công trình đi qua 6 địa phương của Hà Tĩnh, gồm các huyện: Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và TX Kỳ Anh

Tuyến đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng (gọi là đường ven biển Hà Tĩnh) dài 120 km, bắt đầu từ cầu Cửa Hội (huyện Nghi Xuân) tới điểm giao với quốc lộ 12C ở cảng Vũng Áng (TX Kỳ Anh). Công trình đi qua 6 địa phương của Hà Tĩnh, gồm các huyện: Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và TX Kỳ Anh

Với Hà Tĩnh, kết cấu hạ tầng giao thông ngày càng được đầu tư hoàn thiện, đồng bộ, kết nối liên vùng, đáp ứng nhu cầu vận chuyển, lưu thông hàng hóa là một trong những yếu tố góp phần đưa kinh tế nơi đây tiến nhanh hơn, dần trở thành một trong những cực phát triển của khu vực Bắc Trung Bộ.

Không chỉ Hà Tĩnh, hiện các tỉnh cũng đang gấp rút triển khai những tuyến đường ven biển như:

Dự án đường ven biển từ Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Cửa Lò (Nghệ An) được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 2925/QĐ-UBND ngày 13/8/2021. Dự án đi qua 5 địa phương gồm Thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, huyện Diễn Châu, huyện Nghi Lộc và Thị xã Cửa Lò với quy mô đường cấp III đồng bằng, nền đường 12m, tổng chiều dài 64,47 Km, tổng mức đầu tư dự án là 4.651 tỷ đồng.

Tuyến đường ven biển Hà Tĩnh được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, vận tốc tối đa 80 km/h

Tuyến đường ven biển Hà Tĩnh được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, vận tốc tối đa 80 km/h

Dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3 là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Bình, với tổng mức đầu tư 2.200 tỷ đồng, tổng chiều dài là 85,4 km, đi qua các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, thị xã Ba Đồn và TP. Đồng Hới. Dự án được chia làm 3 giai đoạn, kết nối trục Nam Hà Tĩnh và đường ven biển tỉnh Quảng Trị, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80 km/h; thời gian thực hiện 2021- 2026.

Dự án Đường ven biển kết nối hành lang kinh tế Đông Tây, tỉnh Quảng Trị giai đoạn I có tổng mức đầu tư 2.060 tỷ đồng, được khởi công vào tháng 4/2022, thực hiện từ năm 2021 - 2025. Dự án với mục tiêu tạo ra trục giao thông kết nối liên vùng, trong đó cùng với hệ thống Quốc lộ 1, đường cao tốc Bắc - Nam, đường ven biển sẽ là hệ thống giao thông liên tỉnh để phát triển kinh tế.

Dự án tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An cũng được tỉnh này tiến hành khởi công vào tháng 3/2022 vừa qua. Dự án có tổng vốn đầu tư hoàn thiện 3.496 tỷ đồng, thời gian thi công hoàn thành công trình là 3 năm. Dự án cũng tạo quỹ đất ven biển khoảng 1.500 ha để phát triển đô thị.

Tiềm năng lớn ở ngay tương lai phía trước

Trong tương lai, khi tất cả địa phương vùng Bắc miền Trung hoàn thành tuyến đường ven biển sẽ giúp kết nối các khu kinh tế trọng điểm, gồm: Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa); Khu kinh tế Đông Nam (Nghệ An); Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh); Khu kinh tế Hòn La (Quảng Bình); Khu kinh tế Đông Nam (Quảng Trị); Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) thành chuỗi các khu kinh tế có sự gắn bó nhằm phát huy thế mạnh khu vực.

z3959942455755_9b45ef8116d75c7df9de328972cbc310

Việc đầu tư, xây dựng tuyến đường ven biển góp phần phân bổ lưu lượng xe, góp phần giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông tiềm ẩn trên tuyến Quốc lộ 1; kết nối các khu du lịch, dịch vụ hiện có dọc bờ biển; tạo điều kiện khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên biển và vùng ven biển, từng bước hình thành các khu đô thị, khu du lịch, dịch vụ ven biển, hình thành các nguồn lực mới để phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với chiến lược quốc gia về kinh tế biển Việt Nam; góp phần thu hút đầu tư về thương mại, dịch vụ, du lịch biển.

Tuyến đường ven biển được xây dựng với mục tiêu chia sẻ lưu lượng phương tiện cho quốc lộ 1; tạo điều kiện khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên biển và vùng ven biển, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội

Tuyến đường ven biển được xây dựng với mục tiêu chia sẻ lưu lượng phương tiện cho quốc lộ 1; tạo điều kiện khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên biển và vùng ven biển, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội

Tuyến đường bộ ven biển cũng sẽ mở ra không gian phát triển với những ngành kinh tế biển như: Công nghiệp chế biến, chế tạo, cảng biển, khu đô thị, dịch vụ. Đặc biệt, tiềm năng du lịch biển, năng lượng sạch ở khu vực này đang còn bỏ ngỏ, chưa được khai thác triệt để.

Tính đến tháng 5/2014, cầu Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là công trình cầu bê tông cốt thép dự ứng lực dài nhất các tỉnh Bắc Trung Bộ

Tính đến tháng 5/2014, cầu Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là công trình cầu bê tông cốt thép dự ứng lực dài nhất các tỉnh Bắc Trung Bộ

Theo quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đường ven biển được xem là một trong những trục đường quan trọng nhất của quốc gia và một trong các định hướng phát triển quan trọng của các tỉnh Bắc miền Trung về du lịch, thương mại, dịch vụ, kinh tế biển, trong đó tập trung phát triển các khu du lịch dọc theo đường ven biển.  

Hoàng Yến
Bắc Ninh tăng xe phục vụ người dân dịp Lễ
Do thời gian nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài, dự báo lượng hành khách đi lại trên các tuyến vận tải khách sẽ tăng cao. Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Bắc ninh triển khai nhiều kế hoạch nhằm phục vụ nhu cầu tối đa nhu cầu đi lại của người dân, du khách.

Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.

Kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 trong dịp 30/4
Biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 được áp dụng tại cảng hàng không gồm: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Liên Khương từ ngày 27/4 đến hết ngày 1/5.

Yêu cầu đơn vị vận tải không tăng giá vé dịp lễ
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị vận tải không tăng giá cước hoặc có thì phải đáp ứng các biện pháp bình ổn giá cước vận tải theo chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan,…

Xem xét giảm phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ trong tháng 5/2024 về việc gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Ưu tiên đầu tư đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Lạng Sơn
Chiều ngày 21/4, tại thành phố Lạng Sơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn năm 2024.

Cao tốc bị ngắt điện vì ban quản lý nợ phí
Ban quản lý dự án Thăng Long chưa bố trí kinh phí trả tiền điện khiến đơn vị điện tạm ngưng cung cấp điện tại các nút giao trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đi qua hai tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận.