Chuyên mục


Khánh Hòa tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

24/02/2023 11:30 (GMT +7)

Năm 2023, tỉnh Khánh Hòa quyết tâm hoàn thành cao nhất việc giải ngân vốn đầu tư công.

Đó là nội dung chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương của ông Lê Hữu Hoàng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa trong cuộc họp tổng kết, đánh giá công tác giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 trên địa bàn tỉnh vào diễn ra vào ngày 22/2.

Đến ngày 31/1/2023, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 của tỉnh Khánh Hòa đạt 91,6% so với kế hoạch vốn được Ủy ban Nhân dân tỉnh giao thực tế.

Đến ngày 31/1/2023, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 của tỉnh Khánh Hòa đạt 91,6% so với kế hoạch vốn được Ủy ban Nhân dân tỉnh giao thực tế.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa, tổng kế hoạch vốn tỉnh Khánh Hòa được Thủ tướng Chính phủ giao năm 2022 là hơn 3.919 tỷ đồng, đạt 83,3% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã phân bổ kế hoạch vốn hơn 3.564 tỷ đồng; số vốn chưa phân bổ do nguồn thu tiền sử dụng đất cấp huyện không đạt kế hoạch là trên 185 tỷ đồng; số vốn đề nghị điều chuyển về ngân sách Trung ương là gần 170 tỷ đồng, do không còn nhu cầu sử dụng vốn trong năm 2022.

Đến ngày 31/1/2023, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 của tỉnh đạt 91,6% so với kế hoạch vốn được Ủy ban Nhân dân tỉnh giao thực tế.Trong đó, nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương giải ngân đạt 97,9% kế hoạch.

Nguồn vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu giải ngân đạt 83,6% kế hoạch; nguồn vốn Trung ương bố trí cho các chương trình mục tiêu quốc gia giải ngân đạt 66,5% kế hoạch; nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giải ngân đạt 73,8% kế hoạch; nguồn vốn đầu tư từ nguồn bội chi giải ngân đạt 68,2%.Bà Nguyễn Thị Hà, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh cho biết, nguyên nhân khách quan dẫn đến giải ngân thấp là do hiện nay một số dự án trên địa bàn huyện Cam Lâm đang phải ngừng triển khai để rà soát lại về quy hoạch, tránh chồng chéo, gây lãng phí nguồn lực đầu tư của nhà nước.

Nguồn thu tiền sử dụng đất thực tế của một số huyện năm 2022 không đạt kế hoạch giao đầu năm, ảnh hưởng đến việc phân bổ và giao kế hoạch vốn thực tế cho các dự án đầu tư công; từ đó, ảnh hưởng đến tỉ lệ giải ngân chung của toàn tỉnh.

Một số dự án được bố trí kế hoạch vốn lớn trong năm 2022 nhưng tỉ lệ giải ngân còn thấp do vướng bồi thường, giải phóng mặt bằng và thủ tục đầu tư, thủ tục giải ngân còn chậm.

Bên cạnh đó, mặc dù chính quyền các cấp đã có nhiều cố gắng trong chỉ đạo đối với giải phóng mặt bằng của các dự án trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, việc kiểm đếm, thẩm định và phê duyệt đơn giá, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của các dự án vẫn còn chậm, kéo dài thời gian ảnh hưởng đến tiến độ và giải ngân kế hoạch vốn.

Giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 toàn tỉnh có 14 đơn vị đạt tỷ lệ giải ngân vốn thấp hơn mức giải ngân bình quân chung toàn tỉnh. Ông Bùi Xuân Minh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa cho biết, nguyên nhân Sở đạt tỷ lệ giải ngân thấp hơn mức giải ngân bình quân chung toàn tỉnh là do dự án Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện đa khoa Nha Trang vướng mắc trong việc thẩm định, mua sắm vật tư y tế; 2 dự án hoàn kết thúc dự án dư tiền đang làm thủ tục trả tiền nên tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư thấp.

Cùng tỷ lệ giải ngân vốn thấp hai lãnh đạo 2 huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh cho biết, huyện bị vướng do thủ tục vốn đầu tư vốn đầu tư cho các chương trình phát triển mục tiêu quốc gia chậm, dẫn đến thời gian giải ngân chậm.

Cùng với đó, tỉnh có 27 đơn vị có tỉ lệ giải ngân kế hoạch vốn cao hơn tỉ lệ giải ngân bình quân chung toàn tỉnh. Về kết quả xếp loại giải ngân năm 2022, toàn tỉnh có 23 đơn vị chủ đầu tư, địa phương đạt loại tốt; 4 đơn vị chủ đầu tư, địa phương xếp loại khá; 14 đơn vị chủ đầu tư loại yếu.

Sau khi nghe báo cáo và ý kiến của các thành viên dự họp, ông Lê Hữu Hoàng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu các đơn vị, địa phương nỗ lực khắc phục những tồn tại, khó khăn trong quá trình giải ngân vốn đầu tư công.

Đồng thời, mong muốn các đơn vị, địa phương thực hiện giải ngân tốt vốn đầu tư công tiếp tục phát huy hiệu quả trong năm 2023.

Theo TTXVN
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Novaland đã hoàn thành cơ cấu phần lớn các khoản nợ, tập trung tháo gỡ pháp lý,
Ngày 25/04/2024, tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024, Novaland đã báo cáo tình hình hoạt động năm 2023, thông qua mục tiêu kinh doanh cho năm 2024 cũng như trình bày chiến lược triển khai cho những năm tiếp theo. Trong năm nay, các Dự án trọng điểm như Aqua City,

Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 34 lô vàng
Có 11 đơn vị bao gồm 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp tham gia phiên đấu thầu vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng nay (23/4), tuy nhiên chỉ có 2 đơn vị trúng thầu.

Cấm phân lô, bán nền hơn 100 thành phố và thị xã
Kể từ ngày 1/1/2025, 105 thành phố, thị xã thuộc 63 tỉnh, thành trên khắp cả nước sẽ không được phân lô, bán nền theo quy định mới của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Hóa dầu Petrolimex dự kiến cổ tức tối thiểu 10%
Năm 2024, Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex-CTCP (PLC) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 140 tỷ đồng; chỉ tiêu cổ tức tối thiểu 10%.

Vàng giảm mạnh trước giờ đấu thầu
Sáng nay (23/4), giá vàng trong nước giảm mạnh theo giá vàng thế giới.

SHB được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
Đây là lần thứ hai liên tiếp SHB là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”.