Chuyên mục


Kéo dài niên hạn sử dụng tàu đường sắt

18/12/2023 12:14 (GMT +7)

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 91/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt và Nghị định số 01/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2018/NĐ-CP.

Các phương tiện hết niên hạn sử dụng theo quy định tại Nghị định này được phép hoạt động đến hết ngày 31/12/2030

Các phương tiện hết niên hạn sử dụng theo quy định tại Nghị định này được phép hoạt động đến hết ngày 31/12/2030

Cụ thể, theo Nghị định số 01/2022/NĐ-CP, lộ trình thực hiện niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt thực hiện như sau:

Các phương tiện hết niên hạn sử dụng trước ngày 31/12/2018 được phép hoạt động đến hết ngày 31/12/2023.

Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ 01/01/2019 đến ngày 31/12/2019 được phép hoạt động đến hết ngày 31/12/2024.

Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ 01/01/2020 đến ngày 31/12/2025 được phép hoạt động đến hết ngày 31/12/2025.

Các phương tiện hết niên hạn sử dụng từ ngày 01/01/2026 không được kéo dài thời gian hoạt động.

Lộ trình trên được Nghị định 91/2023/NĐ-CP sửa đổi như sau: Các phương tiện hết niên hạn sử dụng theo quy định tại Nghị định này được phép hoạt động đến hết ngày 31/12/2030.

Bộ Giao thông vận tải cho biết, việc kéo dài niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt nhằm hỗ trợ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các doanh nghiệp vận tải đường sắt trong điều kiện khó khăn không có nguồn vốn đầu tư, tận dụng các phương tiện giao thông đường sắt sắp hết niên hạn sử dụng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, điều kiện khai thác an toàn, cần có giải pháp tháo gỡ theo hướng kéo dài niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt.

Về thời gian kéo dài niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt, Bộ Giao thông vận tải cho biết, theo kế hoạch xây dựng dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi), tháng 10/2025 trình dự thảo để Quốc hội thông qua và dự kiến có hiệu lực thi hành vào đầu năm 2027.

Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đang hoàn thiện Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật Đường sắt 2017, trong đó có định hướng sửa đổi quy định về niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt. Vì vậy, thời gian đề xuất kéo dài niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt đến 2030 khi Luật Đường sắt (sửa đổi) có hiệu lực thi hành được 3 năm để doanh nghiệp kinh doanh đường sắt có thời gian thích ứng với quy định mới.

Bên cạnh đó, Nghị định 91/2023/NĐ-CP cũng phân cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương xây dựng đường ngang từ Bộ Giao thông vận tải về Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện.

Cụ thể, đối với đường sắt có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 100 km/giờ giao nhau với đường bộ; đường sắt giao nhau với đường bộ từ cấp IV trở xuống (Điều 12 Nghị định số 65/2018/NĐ-CP), thẩm quyền chấp thuận chủ trương xây dựng đường ngang được quy định như sau:

Cục Đường sắt Việt Nam đối với đường ngang xây dựng trên đường sắt quốc gia, đường ngang công cộng xây dựng trên đường sắt chuyên dùng liên quan đến quốc lộ. (Theo quy định cũ, thẩm quyền này là do Bộ Giao thông vận tải thực hiện).

Sửa quy định hồ sơ và trình tự thực hiện chấp thuận chủ trương xây dựng đường ngangNghị định 91/2023/NĐ-CP cũng sửa đổi điểm b, đ khoản 3 Điều 12 Nghị định số 65/2018/NĐ-CP về hồ sơ và trình tự thực hiện chấp thuận chủ trương xây dựng đường ngang trong trường hợp đường sắt có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 100 km/giờ giao nhau với đường bộ; đường sắt giao nhau với đường bộ từ cấp IV trở xuống.

Theo đó, chủ đầu tư nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trên môi trường điện tử đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chấp thuận chủ trương xây dựng đường ngang quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp gửi trên môi trường điện tử, hồ sơ đề nghị gồm bản sao điện tử của các tài liệu quy định tại điểm a khoản này và thực hiện trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Giao thông vận tải hoặc Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chấp thuận chủ trương xây dựng đường ngang phải có văn bản chấp thuận theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Trang Anh
Thấy gì khi Công ty Thịnh Phát không đủ năng lực gói thầu 128 tỷ đồng ở Hạ Long?
Ban QLDA Đầu tư xây dựng TP.Hạ Long (Quảng Ninh) vừa huỷ thầu Gói thầu số 12: Xây lắp các hạng mục công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật, cây xanh, điện thuộc dự án Tuyến đường An Tiêm qua khu công nghiệp Việt Hưng do các nhà thầu không đủ năng lực. Có nhiều góc nhìn tích cực ở quyết đinh trên.

Trường hợp nào được miễn phí cao tốc?
Nghị định số 130/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định rõ 10 đối tượng được miễn thu phí sử dụng đường bộ cao tốc khi lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.

Độc lạ cầu Cẩm Lý ở Bắc Giang sắp được tu sửa
Cầu Cẩm Lý (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) cây cầu duy nhất trên cả nước hiện vẫn còn dùng cho cả tàu hỏa và ô tô đi trên cùng một mặt cầu, sắp được tu sửa.

Bắc Giang lỡ hẹn thông xe cầu Đồng Việt
Tỉnh Bắc Giang đã hẹn sẽ thông xe cầu Đồng Việt vào đầu tháng 9/2024. Tuy nhiên, vì công tác GPMB bị vướng mắc, tỉnh Bắc Giang đã không thể khánh thành công trình sớm hơn như kỳ vọng.

Bắt Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM
Cơ quan Công an đã bắt tạm giam ông Bùi Thanh Tân, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM (Ban Hạ tầng đô thị) và Lê Thanh Tùng, Trưởng Ban điều hành dự án 4 thuộc Ban Hạ tầng đô thị về tội “Nhận hối lộ”

Lập Hội đồng thẩm định Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1184/QĐ-TTg ngày 14/10/2024 về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Tín hiệu vui từ vé xe buýt
Việc tăng giá vé xe buýt Hà Nội sau 10 năm được chuyên gia đánh giá là cơ hội để nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút thêm người sử dụng và giảm gánh nặng ngân sách. Đây được xem là tín hiệu tích cực cho hệ thống giao thông công cộng Thủ đô.