Chuyên mục


Hòa Phát bán ra hơn 385.000 tấn thép chất lượng cao trong 10 tháng

22/11/2023 14:23 (GMT +7)

Đây là các loại thép nguyên liệu phục vụ ngành cơ khí, chế biến chế tạo như rút dây, làm lõi que hàn, đinh ốc vít, thép dự ứng lực, tanh lốp ô tô…

Theo Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (mã: HPG), 10 tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp đã cung cấp hơn 385.000 tấn thép chất lượng cao cho thị trường, trong đó xuất khẩu đóng góp 65%. Đây là các loại thép nguyên liệu phục vụ ngành cơ khí, chế biến chế tạo như rút dây, làm lõi que hàn, đinh ốc vít, thép dự ứng lực, tanh lốp ô tô.

Trước nhu cầu ngày càng lớn, Hòa Phát đã tăng cường đầu tư chiều sâu, đẩy mạnh sản xuất các loại thép chất lượng cao phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Hai khu liên hợp của Hòa Phát tại Dung Quất và Hải Dương đã cung ứng hàng loạt các mác chất lượng cao khác nhau cho đối tác, khách hàng bao như 30MnSi, SWRH82B, SWRH62A, SWRH72A, SWRH82A, SWRH82ACr, DBIC B500B, SWRY11, ER70S-6. Các loại thép này đều là nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm: Thanh thép, cáp thép dự ứng lực; làm tanh lốp ô tô, cáp thang máy, lõi que hàn, dây hàn.

Hòa Phát bán ra hơn 385.000 tấn thép chất lượng cao trong 10 tháng

Hòa Phát bán ra hơn 385.000 tấn thép chất lượng cao trong 10 tháng

Được biết, các mác thép này được sản xuất theo tiêu chuẩn: GB/T24587-2009, JIS G 3506 -2017, JIS G 3503-2006, AWSAS5.18/A5.18M-2005, GB24587-2009, BS4449, đảm bảo các yêu cầu khắt khe về chất lượng trong quá trình nấu luyện, tinh luyện, đúc thép. Toàn bộ quá trình sản xuất thép từ đầu vào đến đầu ra đều được các kỹ sư công nghệ của Hòa Phát kiểm soát nghiêm ngặt.

 
Hòa Phát sẽ chuyển mạnh sang sản xuất thép chất lượng cao, nhường sân chơi thép cơ bản như thép xây dựng cho doanh nghiệp khác vì HPG sẽ đầu tư chiều sâu để sản xuất thép chế tạo, cho ngành đóng tàu, ô tô, ốc vít, dự lực... 

Ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Hoà Phát thông tin tại Đại hội cổ đông đầu năm 2023

Từ năm 2021, các kỹ sư công nghệ của Hòa Phát đã xây dựng quy trình và sản xuất thành công thép cuộn làm cáp thép dự ứng lực PC Strand - mác SWRH82B. Đây là cơ sở để phát triển các mác thép cacbon cao sau này, cung cấp cho các nhà máy sản xuất thép dự ứng lực.

Đặc biệt, từ tháng 11/2022, Hòa Phát đã nghiên cứu phát triển các dòng thép chất lượng cao, nhất là các dòng thép kỹ thuật khó, phức tạp như thép cuộn làm tanh lốp ô tô, cáp thang máy, thép thanh vằn đóng cuộn phục vụ công nghiệp cơ khí, chế tạo.

Cụ thể như khi sản xuất các mác thép làm tanh lốp ô tô, độ sạch của thép là vấn đề trọng yếu vì đây là thép các bon cao có tính chất đặc thù. Để tạo ra được thép lỏng tinh khiết, phải lựa chọn nguyên liệu kỹ càng, việc nấu luyện, đúc thép loại bỏ gần như hoàn toàn tạp chất và chống tái oxy hóa trong toàn bộ quá trình sản xuất.

Việc sản xuất thành công sản phẩm thép cuộn chất lượng cao làm tanh lốp xe ô tô đã khẳng định sự ưu việt của hệ thống dây chuyền công nghệ của Thép Hòa Phát. Đội ngũ kỹ thuật của Công ty đã làm chủ tốt công nghệ để cho ra đời những sản phẩm khó, có chất lượng cao. Trên thế giới chỉ có một số công ty lớn đầu ngành có thể sản xuất được mặt hàng này.

Với thép thanh vằn đóng cuộn (DBIC), mác B500B, đây là loại thép xây dựng làm cốt bê tông cho các siêu công trình, được làm ở dạng cuộn để thuận tiện trong việc vận chuyển. Để đạt được chứng nhận tiêu chuẩn BS4449 của Anh Quốc, quy trình sản xuất các sản phẩm thép DBIC phải thực hiện rất nghiêm ngặt và đáp ứng điều kiện thử mỏi trên 5 triệu chu kỳ. Ngoài ra, công đoạn sản xuất gang lỏng phải đảm bảo chất lượng tốt nhất, các tạp chất P (phốt pho), S (lưu huỳnh) đều rất thấp. Thép DBIC rất khó sản xuất ở dạng cuộn, đòi hỏi kiểm soát nhiệt và làm nguội ở khâu cán rất chặt chẽ.

Hiện, Hòa Phát là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất sản xuất được thép DBIC B500B. Ngay khi sản xuất thành công và được cấp chứng nhận BS4449 của Anh, sản phẩm đã được xuất sang thị trường Singapore và được nhiều đối tác nước ngoài quan tâm.

Về kết quả kinh doanh, quý III/2023, Tập đoàn Hòa Phát đạt doanh thu 28.766 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 2.000 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 1.786 tỷ đồng. So sánh với quý II/2023 liền trước, lãi sau thuế của HPG đã tăng trưởng 38%. Trên thị trường, cổ phiếu HPG có giá 27.000 đồng/cổ phiếu.

Hồng Mến
Đấu thầu vàng miếng lần 7, lần đầu tiên hạ giá đặt cọc
Phiên đấu thầu vàng miếng thứ 7 trong năm nay sẽ diễn ra vào sáng mai 16/5. Giá tham chiếu để tính giá đặt cọc là 87,5 triệu đồng/lượng, giảm 500 nghìn đồng so với phiên đấu thầu gần nhất.

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024: SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Nhiều mục tiêu quan trọng đã được thông qua tại Đại hội, trong đó, lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ quyền hạn của UBCKNN
Tại dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thuộc Bộ Tài chính, thay thế Quyết định số 48/2015/QĐ-TTg, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Giá vàng bật tăng trở lại
Thị trường vàng trong nước chứng kiến một phiên tăng giá mạnh mẽ vào sáng ngày 15/5. Sau 2 ngày giảm liên tiếp, giá vàng SJC đã bật tăng trở lại với mức tăng lên tới 1,3 triệu đồng/lượng.

SeABank lần thứ 5 được vinh danh trong Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã: SSB) vừa được vinh danh tại nhiều giải thưởng quan trọng trong nước và quốc tế gồm: Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam (Vietnam Report); Top 50 doanh nghiệp dẫn đầu năm 2024 (The Silicon Review - Mỹ)...

Đấu thầu thành công 8.100 lượng vàng miếng SJC
Hạ giá sàn vào phút chót, Ngân hàng Nhà nước đã bán được 8.100/16.800 lượng vàng miếng SJC trong phiên đấu thầu sáng nay. Đây là lượng vàng miếng được đấu thầu thành công cao nhất trong 3 phiên gần đây.

Đến 2030, Việt Nam có tối thiểu 10 doanh nhân là tỷ phú thế giới
Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.