Chuyên mục


Hòa Bình phát triển hạ tầng giao thông miền núi

03/07/2024 10:29 (GMT +7)

Tỉnh Hòa Bình đang tập trung nguồn lực để phát triển đồng bộ và hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Một trong những ưu tiên hàng đầu là đầu tư cho các vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nơi chiếm tới 74% dân số toàn tỉnh.

Dự án nổi bật phải kể đến là tuyến đường từ thị trấn Đà Bắc (Hoà Bình) đến huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) với tổng mức đầu tư lên tới 250 tỷ đồng. Khi hoàn thành, tuyến đường này sẽ trở thành tuyến giao thông huyết mạch kết nối hai tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đà Bắc nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung.

Dự án xây dựng tuyến đường liên kết giữa thị trấn Đà Bắc đi huyện Thanh Sơn được khởi công từ tháng 10/2022 nhằm kết nối giữa 2 huyện Đà Bắc và Thanh Sơn

Dự án xây dựng tuyến đường liên kết giữa thị trấn Đà Bắc đi huyện Thanh Sơn được khởi công từ tháng 10/2022 nhằm kết nối giữa 2 huyện Đà Bắc và Thanh Sơn

Song song với dự án trên, nhiều công trình giao thông trọng điểm khác như đường Cao Sơn - Trung Thành, Vầy Nưa - Tiền Phong, đường liên xã Nánh Nghê... cũng đang được gấp rút triển khai. Việc không ngừng hoàn thiện mạng lưới giao thông đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn tại các xã vùng sâu, vùng xa, mở ra cơ hội phát triển mới cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo số liệu thống kê, đến nay 100% đường giao thông đến trung tâm các xã và 99% đường đến các xóm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã được cứng hóa. Bên cạnh đó, tỷ lệ cứng hóa đường trục xóm đạt 84%, đường ngõ xóm đạt 79% và đường trục chính nội đồng đạt 50%. Đáng chú ý, hầu hết các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và các tuyến đường quan trọng khác đã được nhựa hóa, bê tông hóa với tỷ lệ gần như tuyệt đối.

Có thể thấy rằng, Hòa Bình đang quyết tâm thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát triển hạ tầng giao thông, trong đó đặc biệt chú trọng đến các vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Đây được xem là nền tảng vững chắc để tỉnh hiện thực hóa thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020-2030, tiến tới một tương lai phát triển bền vững và toàn diện.

Anh Thảo
Nhật Bản ký kết mức vốn ODA kỷ lục cho Việt Nam
Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa ký kết các khoản vốn vay với tổng giá trị lên tới hơn 102 tỷ yên (tương đương 678 triệu USD, chưa bao gồm “Tài trợ đầu tư cho khu vực tư nhân”) - mức cao nhất trong 6 năm qua, với Việt Nam.

Khánh thành 2 công trình lớp học tại tỉnh Điện Biên do SHB trao tặng
Vượt qua những điều kiện khắc nghiệt về thời tiết, giao thông và địa hình, hai công trình lớp học do SHB tài trợ xây dựng tại huyện Tủa Chùa và Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đã chính thức được khánh thành và đưa vào hoạt động.

179.000 tỷ đồng làm đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh
Cục Đường sắt Việt Nam vừa đề nghị Bộ GTVT xem xét thẩm định, phê duyệt Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với kinh phí dự kiến hơn 179.000 tỷ đồng.

Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024, để có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.

Đề xuất phân loại thống kê theo loại hình kinh tế
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định phân loại thống kê theo loại hình kinh tế.

Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh: Cần tạo ra môi trường tốt để doanh nghiệp phát triển
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn nhấn mạnh: "Muốn doanh nghiệp vững mạnh thì cần tạo ra môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi và lành mạnh. Để đạt được đó, nhiệm vụ hàng đầu là tạo ra thể chế pháp lý minh bạch rõ ràng".

Tăng giá điện từ hôm nay
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có quyết định về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, theo đó giá bán lẻ điện bình quân là 2.103 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 11/10/2024.