Chuyên mục


Hà Nội phấn đấu giải ngân 90% vốn đầu tư

05/09/2022 09:06 (GMT +7)

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 272/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Hà Nội về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đánh giá cao nỗ lực của lãnh đạo thành phố Hà Nội trong thời gian qua đã rất tích cực kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, kết quả bình quân giải ngân 8 tháng năm 2022 đạt khoảng 30% (khoảng 15.323 tỷ đồng).

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Hà Nội về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Hà Nội về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022

Công tác giải ngân đầu tư công của Hà Nội có nhiều cải thiện, đổi mới như: Thành lập 6 tổ công tác do các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố làm tổ trưởng đôn đốc giải ngân, kiểm tra thực tế, xác định điểm nghẽn và nguyên nhân của việc chậm giải ngân đầu tư công, đặt trọng tâm, trọng điểm để giải quyết; đề xuất hình thức khen thưởng đối với công tác giải ngân…

Mặc dù đã có các giải pháp quyết liệt thúc đẩy giải ngân; tuy nhiên, kết quả giải ngân 8 tháng năm 2022 của Thành phố vẫn thấp hơn bình quân chung của cả nước (mức bình quân chung cả nước là 35,49%).

Nguyên nhân chính ảnh hưởng đến công tác giải ngân trong đó có vấn đề chất lượng của công tác chuẩn bị dự án chưa kỹ nên giao vốn gặp vướng mắc hoặc không giải ngân được theo kế hoạch; nguồn vốn ODA giải ngân thấp do một số thủ tục gia hạn vốn vay, điều chỉnh hợp đồng và vận dụng pháp luật áp dụng đối với dự án ODA còn chậm; vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; giá nguyên, nhiên, vật liệu, cước, phí vận chuyển hàng hóa tăng cao, công tác tổ chức thực hiện đầu tư các dự án, công trình còn nhiều hạn chế.

Hồ sơ thanh toán phải được lập ngay khi có khối lượng

Thúc đẩy đầu tư và giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng nhằm sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, qua đó góp phần kích cầu, đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm. Các công trình hoàn thành sẽ là điều kiện quan trọng thu hút các nguồn lực đầu tư xã hội khác.

Thời gian từ nay đến khi kết thúc niên độ ngân sách năm 2022 không còn nhiều, để bảo đảm đạt được mục tiêu đã đề ra, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cần tập trung một số nội dung sau: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân, tập trung hoàn thành các công trình, bảo đảm về thủ tục pháp lý, hiệu quả, chất lượng. Hồ sơ thanh toán phải được lập ngay khi có khối lượng, đáp ứng đầy đủ các trình tự, thủ tục, hồ sơ quy định. Bên cạnh đó, cần cân đối, khẩn trương phân bổ hết số vốn được giao, tránh tình trạng đã giải ngân nhưng không có khối lượng, không có công trình nào hoàn thành.

Đến 31/12, phấn đấu giải ngân trên 90%

Hạn chế dàn trải vốn đầu tư, xác định rõ dự án ưu tiên, kiên quyết tập trung nguồn lực cho các công trình trọng điểm có khả năng hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng (không vướng giải phóng mặt bằng và thủ tục); từ nay đến cuối năm phải hoàn thành được một số công trình, tạo không khí phấn khởi cho nhân dân và tạo động lực mới cho địa phương phát triển, phấn đấu đến ngày 31 tháng 12 năm 2022, giải ngân đạt trên 90%.

Rà soát những dự án đã ghi vốn trong năm 2022 nhưng chưa phê duyệt dự án, chưa đấu thầu để điều chuyển, phân bổ vốn cho những dự án có khả năng hoàn thành từ nay đến ngày 31 tháng 12 hoặc cho những dự án có khả năng đẩy nhanh tốc độ giải ngân.

Những dự án đang gặp vướng mắc về giải phóng mặt bằng, giao các tổ công tác xuống làm việc với địa phương, phối hợp chặt chẽ cùng địa phương giải phóng mặt bằng sớm để triển khai thực hiện dự án.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành giao các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải theo chức năng, nhiệm vụ chủ động rà soát, kịp thời có phương án xử lý phù hợp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các quy định pháp luật (đầu tư công, ngân sách nhà nước, xây dựng, đất đai, tài nguyên), tạo thuận lợi đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công của thành phố Hà Nội.

Trên cơ sở ý kiến các Bộ, cơ quan và kiến nghị, đề xuất của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp chung, báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 8 năm 2022 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 727/TTg-KTTH ngày 16 tháng 08 năm 2022.

Theo Báo điện tử Chính phủ
CPI tháng 11 tăng 3,45%
Theo Báo cáo Kinh tế-xã hội tháng 11 và 11 tháng vừa được Tổng cục Thống kê công bố, CPI tháng 11/2023 tăng 3,45% so với cùng kỳ năm trước và tăng 0,25% so với tháng trước. Lạm phát cơ bản tăng 4,27%.

3 tuyến bảo vệ độc lập phải có trong hệ thống kiểm soát nội bộ TCTD phi ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 14/2023/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Thông tư này có hiệu lực từ 1/10/2024.

Lãi suất tiền gửi giảm tiếp
Lãi suất tiền gửi thấp nhất theo mức trần quy định hiện tại là 4,75% và đã có một vài ngân hàng áp dụng mức tối thiểu này với kỳ hạn 1 đến 5 tháng.

Giảm 2% thuế VAT đến hết 30/6/2024
Gải pháp giảm thuế VAT cùng với các giải pháp thuế, phí, lệ phí khác đang tạo điều kiện rất lớn giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng khả năng kích cầu.

SHB khai trương chi nhánh Quảng Trị
Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa tổ chức lễ khai trương Chi nhánh Quảng Trị tại địa chỉ 112A Quốc lộ 9, phường 1, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Đây là sự kiện góp phần mở rộng mạng lưới của ngân hàng khu vực miền Trung và đưa sản phẩm dịch vụ SHB đến gần hơn với người dân địa phương.

SeABank bổ nhiệm Tổng Giám đốc
Ngày 24/11/2023, được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã: SSB) đã chính thức công bố và trao quyết định bổ nhiệm ông Lê Quốc Long đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc của Ngân hàng.

4 động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế năm 2024
Thị trường bất động sản đóng băng dài hơn dự kiến là rủi ro chính với triển vọng kinh tế 2024.