Chuyên mục


Giải ngân vốn đầu tư công tăng

02/08/2023 12:29 (GMT +7)

Tỷ lệ ước giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng kế hoạch năm 2023 đạt 35,49%. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì tỷ lệ giải ngân đạt 37,85%.

Bộ Tài chính vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN lũy kế 6 tháng, ước thực hiện tháng 7/2023.

Được biết, lũy kế thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/6/2023 là 213.083,7 tỷ đồng, đạt 28,26% kế hoạch (754.047,2 tỷ đồng) và đạt 30,14% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (707.044,2 tỷ đồng).

Uớc thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/7/2023 là 267.625,2 tỷ đồng, đạt 35,49% kế hoạch, đạt 37,85% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong khi, cùng kỳ năm 2022 đạt 31,61% kế hoạch và đạt 34,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Uớc thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/7/2023 là 267.625,2 tỷ đồng, đạt 35,49% kế hoạch, đạt 37,85% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Uớc thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/7/2023 là 267.625,2 tỷ đồng, đạt 35,49% kế hoạch, đạt 37,85% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Tỷ lệ ước giải ngân 7 tháng kế hoạch năm 2023 đạt 35,49% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì tỷ lệ giải ngân đạt 37,85%; trong đó vốn trong nước đạt 38,53% (cùng kỳ năm 2022 đạt 36,02%), vốn nước ngoài đạt 21,47% (cùng kỳ năm 2022 đạt 11,90%).

Theo Bộ Tài chính, có 12 Bộ, cơ quan trung ương và 39 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 35%. Một số Bộ, cơ quan trung ương, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Đồng Tháp (58,29%), Tiền Giang (56,30%), Long An (54,29%), Ngân hàng phát triển (100%), Ngân hàng nhà nước (63,38%), Ngân hàng chính sách xã hội (62,75%), Viện Khoa học công nghệ Việt Nam (47,14%).

Có 40/52 Bộ, cơ quan trung ương và 24/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 35% (tỷ lệ trung bình của cả nước), trong đó có 32 Bộ, cơ quan trung ương và 04 địa phương chi giải ngân được dưới 20% kế hoạch vốn.

Trên cơ sở tổng hợp các vướng mắc theo báo cáo 7 tháng của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương còn tồn tại một số vướng mắc như một số dự án chưa đủ thủ tục đầu tư, chưa phân bổ vốn và giải ngân kế hoạch năm 2023; một số Bộ, cơ quan trung ương đang đề nghị điều chỉnh giảm kế hoạch năm 2023 nên không thực hiện việc phân bổ và giải ngân trong kế hoạch năm 2023.

Các dự án sử dụng vốn nước ngoài chậm tiến độ do quy trình thực hiện đầu tư mua sắm thiết bị nguồn vốn ODA có nhiều thủ tục và cần nhiều thời gian; phát sinh vướng mắc trong quá trình lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu do một số thiết bị tiên tiến chưa có báo giá trên thị trường để phục vụ cho công tác thẩm định giá.

Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương: Tập trung chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc để triển khai nhanh, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm về giải ngân vốn đầu tư công, rà soát tổng hợp nhu cầu điều chỉnh kế hoạch vốn ngân sách trung ương (bao gồm cả số không phân bổ hết) theo đúng chỉ đạo tại Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 08/7/2023 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kì tháng 6 năm 2023 và hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương; chủ động thực hiện điều chỉnh kế hoạch vốn kịp thời từ các dự án chậm giải ngân sang dự án có nhu cầu bổ sung vốn và có khả năng giải ngân theo đúng quy định.

Đồng thời khẩn trương phân bổ kế hoạch năm 2023 sau khi Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025; giao bổ sung vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Đối với 03 dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc: Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, Biên Hòa – Vũng Tàu; Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng: Đề nghị Bộ Giao thông vận tải và các địa phương căn cứ nhu cầu bố trí vốn cho từng dự án thành phần trong kế hoạch năm 2023 từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021, khẩn trương làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền giao kế hoạch vốn năm 2023 cho các dự án thành phần để thực hiện.

Khánh Uyên
Tags:
Nhật Bản ký kết mức vốn ODA kỷ lục cho Việt Nam
Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa ký kết các khoản vốn vay với tổng giá trị lên tới hơn 102 tỷ yên (tương đương 678 triệu USD, chưa bao gồm “Tài trợ đầu tư cho khu vực tư nhân”) - mức cao nhất trong 6 năm qua, với Việt Nam.

Khánh thành 2 công trình lớp học tại tỉnh Điện Biên do SHB trao tặng
Vượt qua những điều kiện khắc nghiệt về thời tiết, giao thông và địa hình, hai công trình lớp học do SHB tài trợ xây dựng tại huyện Tủa Chùa và Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đã chính thức được khánh thành và đưa vào hoạt động.

179.000 tỷ đồng làm đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh
Cục Đường sắt Việt Nam vừa đề nghị Bộ GTVT xem xét thẩm định, phê duyệt Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với kinh phí dự kiến hơn 179.000 tỷ đồng.

Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024, để có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.

Đề xuất phân loại thống kê theo loại hình kinh tế
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định phân loại thống kê theo loại hình kinh tế.

Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh: Cần tạo ra môi trường tốt để doanh nghiệp phát triển
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn nhấn mạnh: "Muốn doanh nghiệp vững mạnh thì cần tạo ra môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi và lành mạnh. Để đạt được đó, nhiệm vụ hàng đầu là tạo ra thể chế pháp lý minh bạch rõ ràng".

Tăng giá điện từ hôm nay
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có quyết định về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, theo đó giá bán lẻ điện bình quân là 2.103 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 11/10/2024.