Chuyên mục


Gia Lai kiến nghị nhiều giải pháp vốn cho dự án công

21/02/2023 16:23 (GMT +7)

Lãnh đạo tỉnh Gia Lai trình Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh được sử dụng vốn dư của dự án hỗ trợ phát triển khu vực biên giới thay vốn ADB tiểu dự án tỉnh Gia Lai để đầu tư các hạng mục công trình bổ sung theo kiến nghị của cử tri,...

Tại hội nghị toàn quốc đôn đốc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công và thực hiện Chương trình phục hồi, phát triển KTXH sáng ngày 21/2/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Trương Hải Long cho biết, năm 2022, tỉnh Gia Lai được Thủ tướng Chính phủ giao 3.300 tỷ. Tỷ lệ vốn giải ngân đầu tư công của tỉnh đến nay được 76,29% kế hoạch được giao.

Kết quả triển khai giải ngân vốn đầu tư công của các chủ đầu tư sẽ được đưa vào việc đánh giá xếp loại hằng năm. Ảnh: Báo điện tử Chính phủ.

Kết quả triển khai giải ngân vốn đầu tư công của các chủ đầu tư sẽ được đưa vào việc đánh giá xếp loại hằng năm. Ảnh: Báo điện tử Chính phủ.

Mặc dù thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Gia Lai cũng có nhiều giải pháp thúc đẩy giải ngân đầu tư công nhưng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 đến nay vẫn thấp hơn trung bình trung của cả nước vì có một số khó khăn vướng mắc như sau:

Về công tác chuẩn bị đầu tư, việc chuẩn bị dự án chưa được tốt dẫn đến việc phải điều chỉnh chủ trương đầu tư nhiều. Một số dự án bị vướng mắc điều chỉnh quy hoạch, việc GPMB sạch cho các công trình chưa được giải quyết dứt điểm dẫn đến tiến độ giải ngân và xây dựng công trình.

Về công tác liên kết, phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện dự án cũng còn thiếu tính chủ động, thiếu chặt chẽ; đặc biệt là năng lực một số nhà đầu tư chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án của địa phương còn hạn chế.

Trước những khó khăn vướng mắc như vậy, tỉnh đã có một số giải pháp cũng như các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các giải pháp quyết liệt như báo cáo của Bộ KH&ĐT đã tổng hợp như đưa vào giao ban hằng tháng đều có bảo đảm tiến độ, thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc; kịp thời xử lý các dự án, các nhà đầu tư còn chậm so với tiến độ. Đồng thời, kết quả triển khai giải ngân vốn đầu tư công của các chủ đầu tư sẽ được đưa vào việc đánh giá xếp loại hằng năm.

Tại Hội nghị này, tỉnh Gia Lai kiến nghị một số vấn đề:

Thứ nhất, việc triển khai các chương trình mục tiêu Quốc gia hiện nay còn gặp một số khó khăn do chưa có định mức hỗ trợ cho 4 nội dung. Ví dụ về hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất và công trình nước sinh hoạt tập trung.

Thứ hai, về tiêu chí lựa chọn các hộ dân tộc thiểu số, hộ nghèo thuộc danh sách dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù. Về việc này, đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ban, ngành Trung ương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia trong thời gian tới, để bảo đảm chất lượng tiến độ, mục tiêu và chỉ tiêu các nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra.

Đề nghị Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ cho phép Gia Lai được kéo dài thời gian bố trí vốn, kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn năm 2022 sang năm 2023 theo đề xuất của tỉnh đã gửi 2 Bộ tại văn bản số 724 ngày 10/2/2023.

Cuối cùng, đề nghị Bộ KH&ĐT xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh Gia Lai được sử dụng vốn dư của dự án hỗ trợ phát triển khu vực biên giới thay vốn ADB tiểu dự án tỉnh Gia Lai để đầu tư các hạng mục công trình bổ sung theo kiến nghị của cử tri, nhằm hoàn thiện tăng thêm hiệu quả sử dụng công trình đường tỉnh 665 đang được triển khai; đồng thời thủ tục được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 48 Nghị định số 114 năm 2021 của Chính phủ.

Hồng Thơ
Động thái lạ của lãnh đạo Viconship, bất lợi cho cổ đông
Viconship tái cơ cấu mạnh mẽ dàn nhân sự thượng tầng, đẩy mạnh M&A và chuyển đổi số. Tuy nhiên, về phía cổ đông lại không có lợi khi giá cổ phiếu giảm, lãnh đạo chốt lời sớm, cổ tức không chia mà giữ lại công ty đầu tư, đòn bảy tài chính cao,...

Gỡ khó về vật liệu cho cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây
Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cho dự án giao thông quan trọng quốc gia đang làm ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành các hạng mục tại cao tốc Bắc - Nam đoạn Phan Thiết - Dầu Giây.

Đường sắt răng cưa tỷ đô và điều chưa biết về Công ty Bạch Đằng
CTCP Thương mại - Dịch vụ khách sạn Bạch Đằng vốn điều lệ khiêm tốn, vướng sai phạm xây dựng tại Khu Phức hợp Khách sạn Bạch Đằng, nợ bảo hiểm nhiều nhất Đà Nẵng. Doanh nghiệp này gắn với tên tuổi của ông Thân Hà Nhất Thống - thành viên HĐQT kiêm Chủ tịch Uỷ ban kiểm toán CTCP Địa ốc First Real.

Hoàn thành ngay cao tốc Cam Lộ - La Sơn
Các nhà thầu chậm trễ, không hoàn thành toàn bộ các hạng mục trước ngày 31/3/2023 theo quy định của hợp đồng và không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của dự án, Ban quản lý dự án sẽ chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

Thêm quy định siết sở hữu chéo, cho vay sân sau
Dự thảo quy định một cổ đông là cá nhân không được được sở hữu vượt quá 3% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, cổ đông là tổ chức không quá 10%. Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.

Phê duyệt cao tốc hơn 10.000 tỷ đồng nối Khánh Hòa - Đắk Lắk
Dự án được đầu tư với tổng chiều dài gần 37km, tổng mức đầu tư dự án là hơn 10.436 tỷ đồng. Giai đoạn phân kỳ, dự án đầu tư quy mô 4 làn xe với bề rộng nền đường 17m.

Chủ tịch BRG kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện cho du khách chi tiêu nhiều hơn
Về thuế, chưa nói đến thuế thu nhập nhưng nếu tính đến doanh thu thì nộp thuế 10% VAT và 20% thuế tiêu thụ đặc biệt. Hiện nay đang ở mức cao vì các nước xung quanh chỉ từ 5%-7%, vì vậy, đề nghị Chính phủ nghiên cứu để điều chỉnh mức thuế này cho phù hợp nhằm thu hút khách du lịch nhiều hơn.