Chuyên mục


Đông Nam Bộ: Suốt hàng thập kỷ không “giải bài toán vốn” cho giao thông?

24/12/2021 21:09 (GMT +7)

Theo quy hoạch, đúng ra Vành đai 2 của TP.HCM đã khép kín cách đây 10 năm trước. Tuy nhiên, đến nay tuyến đường kết nối huyết mạch này vẫn ì ạch để hoàn thiện.

Tại Tọa đàm "Đột phá hạ tầng phát triển giao thông vùng kinh tế TP.HCM - Đồng Nai - Bà Rịa-Vũng Tàu" do Báo Giao thông tổ chức ngày 22/12, ông Phan Công Bằng, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết, nguyên nhân chính khiến các dự án trên chậm trễ đều là do chưa tìm được nguồn vốn, chưa biết lấy tiền đâu để làm.

“Đối với TP.HCM, đường Vành đai 2, Vành đai 3 là dự án cần thiết, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Đã có rất nhiều Nghị quyết của Thành phố yêu cầu phải khép kín đường vành đai trong nhiệm kỳ nhưng đã mấy nhiệm kỳ trôi qua, hệ thống đường kết nối huyết mạch này vẫn ì ạch. Nếu không có sự đồng lòng, nhanh chóng cùng tháo gỡ của các Bộ, ngành, Chính phủ, TP.HCM sẽ rất khó khép kín hệ thống đường Vành đai và phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông", ông Phan Công Bằng nói.

TP.HCM thực tế chưa khép kín xong các đường vành đai. Ảnh minh hoạ

TP.HCM thực tế chưa khép kín xong các đường vành đai. Ảnh minh hoạ

Về vấn đề này, TS Trần Du Lịch cho rằng, không thể chấp nhận được sau nhiều năm TP.HCM không có một đường vành đai nào khép kín, mà chỉ toàn đường vành khuyên. Do đó, thời gian tới, dù thế nào TP.HCM cũng phải quyết tâm khép kín hai tuyến đường này.

Tran-Du-Lich
Không thể chấp nhận 1 thành phố như TP.HCM mà không có đường vành đai nào kết nối được, toàn đường vành khuyên như thế này.

TS Trần Du Lịch

TS Lịch cũng đồng quan điểm rằng, tất cả các dự án kết nối trọng điểm đều đã có trong quy hoạch từ nhiều năm trước nhưng mãi vẫn không thể thực thi do còn nhiều bất cập, trong đó vốn đầu tư là bài toán khó nhất.

Các dự án giao thông rất khó thu hút nhà đầu tư tư nhân. Bởi Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) quy định Nhà nước chỉ góp không quá 50% vốn vào dự án.

Chẳng hạn, Dự án đường Vành đai 3 theo quy hoạch có quy mô 8 làn xe cao tốc, chiều dài hơn 91 km từ Nhơn Trạch - Bến Lức. Toàn dự án được chia thành 4 đoạn tuyến với tổng chiều dài 91,66 km và 8,3 km các tuyến nối. Dự kiến mức đầu tư giai đoạn 1 là hơn 84.684 tỷ đồng, giai đoạn hoàn thiện hơn 165.256 tỷ đồng. Giai đoạn đầu tư dự kiến từ 2021 - 2026 là rất cần thiết.

Theo UBND TP.HCM, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đường song hành hai bên của dự án rất lớn (khoảng 52.468,15 tỷ đồng). Tuy nhiên, TP.HCM và các tỉnh chưa thể cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương để tham gia thực hiện dự án giai đoạn 2021 - 2025. 

Trường hợp đầu tư theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng BOT) theo kết quả nghiên cứu của đơn vị nghiên cứu, tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư khoảng 15.411 tỷ đồng, chỉ chiếm khoảng 18% so với tổng mức đầu tư của dự án. Thời gian hoàn vốn kéo dài (29 năm) nên khó hấp dẫn nhà đầu tư và tính khả thi chưa cao. 

Do đó, theo TS Lịch, cần phải điều chỉnh lại luật cho phù hợp, cho phép Nhà nước đóng góp tỷ lệ linh động hơn tùy theo thời gian thu hồi vốn của dự án. Nếu gỡ được nút thắt, không chỉ đường Vành đai 3 mà cả Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài và nhiều dự án giao thông trọng điểm khác sẽ được xây dựng.

Bên cạnh đó, cần phải lập một định chế để có quỹ đầu tư phát triển vùng về hạ tầng, huy động nhiều nguồn lực tài chính. Ngoài ra, các địa phương cần thống nhất về kết nối, chấm dứt việc mỗi địa phương có quy hoạch tỉnh trước mà quy hoạch vùng chưa có.

"Sau đại dịch, vấn đề bất cập về giao thông đã thể hiện rất rõ. Nếu không bằng cách này hay cách khác để thảo luận nhằm đẩy nhanh tiến độ thì nôm na một địa bàn là con gà đẻ trứng vàng không còn trứng trong tương lai. Đó là cái chúng ta đã thấy rõ", ông Lịch nhấn mạnh.

Kim Khánh
Khởi công xây dựng nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) vừa kết hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ khởi công Dự án “Xây dựng nhà ga hàng hóa - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Cát Bi".

Bắc Ninh: Xây dựng hệ thống chợ dân sinh phù hợp với sự phát triển đô thị
Ngày 16/11, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình gặp mặt Doanh nhân chuyên đề tháng 11 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát triển và quản lý chợ với thông điệp “Chia sẻ thông tin – cùng doanh nghiệp phát triển”.

Tổng bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phát huy lợi thế 'cửa chính ra biển' cả miền Bắc
Tổng bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương vừa có chuyến thăm, làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng; thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, nhân dân đang sinh sống, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ.

Hoàn thành 2 tuyến cao tốc tại Cao Bằng - Lạng Sơn trong năm 2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu hoàn thành 2 dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị - Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) ngay trong năm 2025, góp phần thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025.

Chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỉ USD
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là đường đôi, khổ 1.435mm, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến tổng vốn hơn 67 tỉ USD.

Đường sắt tốc độ cao sẽ được kết nối hoàn chỉnh trong mạng lưới giao thông
Báo cáo tiền khả thi dự án tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã tính đến việc kết nối với các tuyến đường sắt hiện hữu và quy hoạch cũng như mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP HCM, mạng đường sắt quốc tế; các cảng hàng không, cảng biển lớn, các khu kinh tế quan trọng.

Tăng thời gian bay đêm để phục vụ dịp Tết Nguyên đán
Cục Hàng không Việt Nam cho biết sẽ kéo dài thời gian khai thác bay đêm tại 6 cảng hàng không, bao gồm Thọ Xuân, Đồng Hới, Chu Lai, Phù Cát, Pleiku và Tuy Hòa để phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.