Chuyên mục


Đồng Nai từ chối xây cầu qua khu bảo tồn

20/04/2022 05:02 (GMT +7)

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu có giải pháp để bảo vệ Khu dự trữ sinh quyển thứ 580 của thế giới, không đồng ý đề xuất của tỉnh Bình Phước xây cầu Mã Đà và quốc lộ 13C đi qua Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai.

khu bảo tồn
Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai, hay Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai, đã được tổ chức UNESCO chính thức công nhận (ngày 29/6/2011) khu dự trữ sinh quyển thứ 580 của thế giới.

Tỉnh Đồng Nai vừa họp bàn và yêu cầu có giải pháp để bảo vệ Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, bởi đây là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, kiến nghị không làm cầu Mã Đà và mở đường xuyên khu bảo tồn.

Lãnh đạo tỉnh đã yêu cầu có giải pháp để bảo vệ. Theo đó, tập thể Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai đã kết luận giao cho Ban cán sự Đảng uỷ ban nhân dân tỉnh rà soát, xin ý kiến các bộ ngành để điều chỉnh hướng tuyến quốc lộ 13C đoạn qua Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai.

Nguyên nhân do tỉnh Bình Phước đề xuất xây cầu Mã Đà bắc qua sông Mã Đà, nối đường tỉnh 753 của Bình Phước với đường tỉnh 761 của Đồng Nai và mở quốc lộ mới 13C.

Cụ thể, theo Sở Giao thông vận tải Đồng Nai, quy hoạch mở quốc lộ 13C để phát triển hạ tầng, kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ là hợp lý. Tuy nhiên, tuyến 13C quy hoạch sẽ đi qua khu rừng là khu dự trữ sinh quyển thế giới mà đây là khu vực không được tác động vào. Tỉnh Đồng Nai nhận thấy điều này bất cập nên chưa thống nhất.

Ngày 29/2/2022, Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai đã có Văn bản số 227/BC-KBT-HKL về việc điều chỉnh hướng tuyến quốc lộ 13 đoạn qua Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai và cầu Mã Đà. Khu bảo tồn là tài sản vô giá, từ năm 1997 tỉnh Đồng Nai đã thực hiện việc đóng cửa rừng để bảo vệ nguyên vẹn các diện tích rừng tự nhiên hiện có và trồng bổ sung rừng.

Tuyến 13C quy hoạch sẽ đi qua khu rừng là khu dự trữ sinh quyển thế giới mà đây là khu vực không được tác động vào. Ảnh: Phước Tuấn

Tuyến 13C quy hoạch sẽ đi qua khu rừng là khu dự trữ sinh quyển thế giới mà đây là khu vực không được tác động vào. Ảnh: Phước Tuấn

Khu bảo tồn thuộc nhóm di sản về đa dạng sinh học cao, di sản thiên nhiên cấp quốc gia đặc biệt. Khu bảo tồn không đồng ý việc mở quốc lộ 13C xuyên lõi Khu bảo tồn nhằm bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và giữ gìn các giá trị lịch sử văn hóa của vùng đất cách mạng Chiến khu D.

Phó chủ tịch thường trực Hội Đất ngập nước Việt Nam (VNWA) nhận định nếu mở quốc lộ 13C sẽ vi phạm cùng lúc nhiều luật như Luật Đa dạng sinh học, Luật Lâm nghiệp, Luật Bảo vệ môi trường và các nghị định liên quan. Việc xây dựng dự án cầu Mã Đà và đường kết nối xuyên KBT cũng đồng thời vi phạm các cam kết quốc tế về khu dự trữ sinh quyển thế giới, sẽ bị Tổ chức UNESCO rút danh hiệu.

Đồng thời, theo quy định, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ 50 ha ở vùng lõi cần phải được Quốc hội Việt Nam thông qua. Quốc lộ 13C nếu được thực hiện và xây dựng bốn làn đường thì ít nhất là 24 m chiều rộng và 40 km chiều dài, tổng diện tích chiếm dụng vào khoảng 50 ha.

Trong đó, việc kết nối đường tỉnh 753 và đường tỉnh 761 và nâng cấp mở quốc lộ 13C, sẽ tạo tuyến đường hơn 70 km đi xuyên qua Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai. Đặc biệt, chiều dài xuyên lõi Khu bảo tồn khoảng 40 km.

Giám đốc Khu bảo tồn cũng đánh giá rằng việc tạo ra tuyến đường gần 40 km đi xuyên qua vùng lõi rừng đặc dụng Khu bảo tồn sẽ làm ảnh hưởng đến việc bảo vệ nghiêm diện tích rừng hiện hữu, sinh cảnh sống của các loài động vật quý hiếm và gây khó khăn cho công tác quản lý và bảo vệ rừng do khu bảo tồn đang quản lý.

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Đình Thanh xác nhận: Đồng Nai là một trong những tỉnh đầu tiên trong cả nước đã công bố công khai “đóng cửa rừng” do đây là tài sản sinh thái cực kỳ quý giá của quốc gia, là lá phổi xanh của vùng Đông Nam Bộ. Nếu dự án được thực hiện nhằm vào mục tiêu phát triển kinh tế của một hoặc vài địa phương mà làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái, gia tăng nguy cơ thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm đảo lộn tính đa dạng sinh học của một khu vực, sẽ vi phạm Luật Lâm nghiệp, Luật Bảo vệ môi trường và Luật Đa dạng sinh học… Và như vậy, đồng nghĩa với việc chấp nhận hy sinh môi trường, môi sinh đánh đổi lấy mục tiêu kinh tế đơn thuần.  

Xây dựng cầu Mã Đã và mở tuyến đường nối Bình Phước – Đồng Nai, được biết là chủ trương đã có từ năm 2002. Lúc đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã khảo sát, lập dự án xây dựng cầu Mã Đà và tuyến đường Bà Hào - Rang Rang nối hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước. Tuy nhiên, một trong những lý do không thể triển khai là việc đầu tư xây dựng cầu Mã Đà có thể làm ảnh hưởng đến Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai.

Tỉnh Bình Phước cũng thống nhất với tỉnh Đồng Nai về việc xác định, việc xây cầu Mã Đà và làm đường qua Khu bảo tồn là không khả thi, không phù hợp định hướng bảo vệ, phát triển rừng, không phù hợp với quy hoạch tổng thể. Bến đò ngang Mã Đà nối hai địa phương này, sau đó cũng đã được chính quyền hai tỉnh chỉ đạo đình chỉ hoạt động, nhằm tránh xâm hại đến rừng đặc dụng.

Ngày 20/01/2022,  Ủy ban Quốc gia về Chương trình Con người và Sinh quyển Việt Nam (MABVN) kiến nghị không xây dựng cầu Mã Đà vì việc xây dựng đường, cầu và các hạng mục phụ trợ sẽ kéo theo việc hình thành tuyến đường dài hơn 40 cây số đi xuyên qua vùng lõi của rừng đặc dụng, gây ra những tác động nghiêm trọng tới vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai. Đó là gây chia cắt, phân mảnh hệ sinh thái, làm mất đi tính liên tục, liên kết hành lang đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến sinh cảnh của các loài động vật, gây chết động vật hoang dã do các phương tiện lưu thông…

Thu Nguyệt
Tìm thấy nạn nhân cuối cùng vụ lật thuyền Sông Chanh
Thông tin từ UBND phường Hà An, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh, các lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng mắc lại trong bè nuôi hàu của người dân, ở khu vực gầm cầu cao tốc Sông Chanh 2, cách vị trí thuyền đắm khoảng 2km.

Thủ tướng Chỉnh phủ yêu cầu tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền ở Quảng Ninh
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Nỗ lực ứng cứu nạn nhân vụ lật thuyền nan ở Quảng Ninh
UBND phường Hà An (TX Quảng Yên, Quảng Ninh) cho biết, vào hồi 5h30 sáng 25/4, trên luồng Sông Chanh (đoạn thuộc địa giới hành chính do UBND phường Hà An và UBND phường Phong Hải quản lý) đã xảy ra vụ tai nạn lật, chìm phương tiện thuyền nan.

Nhà cao tầng 'mọc' bên sông Cầu
Việc người dân tự ý xây nhà trên mái đê dọc tuyến sông Cầu thuộc địa phận xã Tam Đa (Yên Phong, Bắc Ninh) đã gây ảnh hưởng rất lớn tới hành lang thoát lũ.

Máy xúc tấp nập khai thác tài nguyên trái phép ở huyện Mai Sơn
Chủ tịch xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cho biết, do mới về làm chủ tịch được mấy tháng nên chưa nắm rõ tình hình nhưng cũng đang nghi đây là đất rừng...

Đóng cửa 2 nút giao cao tốc Mai Sơn – QL. 45
Hai nút giao Thiệu Giang và Đồng Thắng thuộc cao tốc Mai Sơn – QL. 45 tạm dừng hoạt động chỉ sau hai ngày đấu nối đưa vào sử dụng, dự kiến sẽ mở lại vào dịp lễ 1/5.

Xe chở thải từ Dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long gây ô nhiễm
Công ty Cổ phần đầu tư Bất động sản Hạ Long đang xin gia hạn dự án này, nhưng hàng ngày vẫn có hàng loạt xe tải cỡ lớn chở đất rơi vãi, bụi bẩn suốt tuyến đường... khiến người dân vô cùng bức xúc.