Chuyên mục


Đề xuất miễn phí hạ tầng cảng biển đường thủy nội địa

06/01/2022 13:19 (GMT +7)

Phương tiện vận tải bằng đường thủy không sử dụng kết cấu hạ tầng công cộng, không gây ùn tắc giao thông nên không cần thu phí.

Đề xuất trên vừa được 5 hiệp hội gồm Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam; Hiệp hội Đại lý, môi giới và dịch vụ Hàng hải Việt Nam; Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam; Hiệp hội Cảng biển Việt Nam và Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam gửi Phó Thủ tướng Lê Văn Thành.

Theo các Hiệp hội, phương tiện vận tải bằng đường thủy không sử dụng kết cấu hạ tầng công cộng, không gây ùn tắc giao thông nên không cần thu phí.

Đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, tác động trực tiếp đến chuỗi cung ứng, làm tăng chi phí logistics, ảnh hưởng đến sản xuất và xuất nhập khẩu. Do đó, các doanh nghiệp vận tải thủy, cung cấp dịch vụ logistics và chủ hàng gặp rất nhiều khó khăn do chi phí tăng cao. Trong khi, hiện nay họ phải đóng thêm phí hạ tầng cảng biển đường thuỷ nội địa đối với hàng hóa khiến phí chồng phí.

Đề xuất không thu phí hạ tầng cảng biển đường thủy nội địa

Đề xuất không thu phí hạ tầng cảng biển đường thủy nội địa

Các hiệp hội trên cho rằng, cần phân biệt sự khác nhau giữa công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển và cơ sở hạ tầng cảng biển để xác định có nên thu loại phí trên hay không.

Mục đích của việc thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn thành phố Hải Phòng là tạo nguồn thu nhằm phục vụ cho việc hoàn thiện hạ tầng của địa phương kết nối các cảng biển, giảm ùn tắc giao thông, tai nạn.

Tuy nhiên, phương thức vận tải đường thủy sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, gồm đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ luồng, khu neo đậu ngoài cảng, kè, đập giao thông và các công trình phụ trợ khác về giao thông thủy do Bộ Giao thông Vận tải quản lý.

Phương tiện vận tải bằng đường thủy không sử dụng kết cấu hạ tầng công cộng, công trình dịch vụ trong khu vực cửa khẩu cảng biển, không gây ùn tắc giao thông (do địa phương quản lý).

Đường thủy nội địa không chỉ góp phần làm giảm áp lực cho hạ tầng đường bộ, giảm ùn tắc, giảm tai nạn giao thông trên các tuyến đường bộ của địa phương kết nối đến cảng biển, mà còn giảm khí thải carbon vào môi trường cũng như góp phần giảm phí duy tu sửa chữa hạ tầng hàng năm của Chính phủ.

Thống kê 5 năm trở lại đây cho thấy, chi phí công dành cho phát triển đường thủy chỉ bằng một phần rất nhỏ so với đường bộ. Đường thủy nội địa chủ yếu sử dụng tuyến luồng, kênh rạch mang tính tự nhiên hiện hữu.

Các hiệp hội tán thành việc HĐND TP Hải Phòng ban hành Nghị quyết và tổ chức thu phí với đối tượng sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển (phương tiện vận tải đường bộ) để bù đắp các chi phí duy tu, bảo dưỡng...

Tuy nhiên, 5 hiệp hội trên cho rằng việc thu phí này với hàng hóa được vận tải bằng đường thủy là chưa đúng đối tượng, làm tăng gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp vận tải.

Ngoài ra, chi phí logistics tăng sẽ làm giảm sự cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp kinh doanh khai thác cảng sẽ mất nguồn thu từ dịch vụ logistics, dịch vụ xếp dỡ. Trong khi đó, lưu lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy chỉ chiếm 1,5-1,8% số lượng container thông qua cảng Hải Phòng hiện nay, một con số rất nhỏ bé với đà tăng trưởng sản lượng hàng hóa thông qua tại cụm cảng Hải Phòng hàng năm.

Trước khi thu phí, từ năm 2012 đến 2017, tốc độ tăng trưởng hàng năm sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Hải Phòng đạt 7,8% một năm, Quảng Ninh đạt 3,5% một năm. Sau khi thu phí từ năm 2017 đến 2020, tăng trưởng hàng thông qua cảng biển Hải Phòng bị giảm một nửa, chỉ còn 3,9% một năm, trong khi đó cảng biển Quảng Ninh tăng hơn 4 lần đạt 15,3% một năm.

Theo đó, các hiệp hội đề nghị Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo thành phố Hải Phòng không tiếp tục thu phí cơ sở hạ tầng với hàng hóa hoặc container được vận tải bằng đường thủy nội địa.

Các doanh nghiệp cũng kiến nghị không thu phí cơ sở hạ tầng với hàng trung chuyển vì không đưa hàng hóa vào khu vực sâu trong nội địa.

Kim Khánh
Nhật Bản tăng cường các chuyến thăm và làm việc nhằm sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội
Lãnh đạo các cơ quan chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội, một liên doanh giữa Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG, nhằm sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội.

Giá xăng dầu, tăng giảm trái chiều
Hôm nay (2/5) là thời điểm điều chỉnh giá xăng, dầu trong nước theo chu kỳ của Liên Bộ Tài chính - Công Thương. Trong kỳ điều hành này, giá xăng, dầu biến động trái chiều với mức độ nhẹ.

Vi phạm “bủa vây” Bến xe Giáp Bát
Hàng loạt vi phạm trật tự đô thị, trật tự ATGT và vô số điểm gửi xe quanh bến ô tô Giáp Bát (Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn tấp nập hoạt động, phớt lờ Kế hoạch 01 của Ban Chỉ đạo 197 TP Hà Nội.

Đèo Cả: Lãi tăng 37% từ BOT và thầu cao tốc
Lãi ròng của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (mã cổ phiếu HHV) trong quý I/2024 đã tăng 32% khi mảng thu phí BOT lẫn xây lắp cùng tăng trưởng tích cực.

Du lịch đường bộ và tàu hoả 'lên ngôi'
Dịp lễ 30/4 - 1/5 năm nay, nhiều người dân lựa chọn phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt để di chuyển, du lịch những điểm quanh thành phố.

Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) mới đây đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3, triển vọng ổn định, cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).

Bắc Ninh tăng xe phục vụ người dân dịp Lễ
Do thời gian nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài, dự báo lượng hành khách đi lại trên các tuyến vận tải khách sẽ tăng cao. Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Bắc ninh triển khai nhiều kế hoạch nhằm phục vụ nhu cầu tối đa nhu cầu đi lại của người dân, du khách.