Chuyên mục


Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực đường bộ

09/08/2023 10:51 (GMT +7)

Mục tiêu giai đoạn 2023-2025, 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc phạm vi bí mật Nhà nước); tối thiểu 50% cuộc họp thực hiện theo hình thức trực tuyến; 100% chế độ báo cáo trong lĩnh vực đường bộ được chuẩn hóa và quản lý bằng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin.

Bộ GTVT vừa phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong lĩnh vực đường bộ giai đoạn 2023- 2025, định hướng đến 2030”.

Theo Đề án, việc ứng dụng toàn diện công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số lĩnh vực đường bộ thực hiện theo nguyên tắc lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước lĩnh vực đường bộ từ Trung ương đến địa phương nhằm duy trì, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hiện đại, bền vững.

Bên cạnh đó, quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải, đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe để đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.

Đến 2025 cũng phấn đấu 100% ô tô sử dụng tài khoản thu phí điện tử

Đến 2025 cũng phấn đấu 100% ô tô sử dụng tài khoản thu phí điện tử

Đây vừa là yêu cầu của chương trình chuyển đổi số quốc gia phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ, vừa là nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Trên cơ sở đó, tiếp tục hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện các dự án đầu xây dựng để hình thành cơ sở dữ liệu tập trung để phục vụ đa mục tiêu, đa mục đích cho nhiều bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là phục vụ công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử lý nguội các vi phạm của các Sở GTVT.

Được biết, Đề án đặt ra mục tiêu trong giai đoạn 2023-2025, toàn bộ 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước); tối thiểu 50% cuộc họp được thực hiện theo hình thức trực tuyến, tài liệu cuộc họp gửi thông qua hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc, văn phòng điện tử, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy. 100% chế độ báo cáo trong lĩnh vực đường bộ được chuẩn hóa và quản lý bằng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin.

Ngoài ra, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 100% hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục Đường bộ Việt Nam được quản lý theo dõi tiến độ xử lý trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ GTVT; tối thiểu 50% hồ sơ thủ tục hành chính được người dân và doanh nghiệp thực hiện trực tuyến từ xa.

Cũng trong giai đoạn này, mục tiêu 100% dữ liệu kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Trung ương quản lý được thu thập và cập nhật vào cơ sở dữ liệu để phục vụ việc theo dõi, thống kê, xây dựng chính sách, lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư công, phê duyệt dự án bảo trì; phấn đấu 100% hồ sơ hoàn công trong xây dựng, sửa chữa được cập nhật và số hoá; tối thiểu 10% khối lượng kế hoạch bảo trì được lập tự động thông qua cơ sở dữ liệu trên hệ thống.

Ngoài ra, phấn đấu xây dựng, hoàn chỉnh các hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) quản lý hoạt động vận tải phục vụ công tác quản lý nhà nước, tự động tổng hợp các lỗi vi phạm của đơn vị kinh doanh vận tải, xe kinh doanh vận tải, lái xe để hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước trong thanh tra, kiểm tra, xử lý (xử phạt nguội) với doanh nghiệp, phương tiện, người điều khiển phương tiện kinh doanh vận tải vi phạm quy định.

Xây dựng, hoàn chỉnh các hệ thống công nghệ thông tin quản lý hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) để quản lý cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe trong việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch cấp, đổi GPLX, đảm bảo công khai, minh bạch, chống gian lận, tiêu cực.

Đồng thời, kiểm soát tải trọng xe theo hướng tự động phát hiện vi phạm để phục vụ công tác xử phạt nhằm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm an toàn giao thông, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Giai đoạn 2023-2025 cũng phấn đấu 100% phương tiện ô tô sử dụng tài khoản thu phí điện tử để thanh toán đa mục đích cho các dịch vụ giao thông đường bộ nhằm tăng tính tiện lợi cho người dân và doanh nghiệp, giảm chi phí xã hội.

Đề án đã xác định 28 nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai thực hiện từ nay đến năm 2030 như: Xây dựng, hoàn thiện các hệ thống kỹ thuật dùng chung; hoàn thiện hệ thống ứng dụng nội bộ; cung cấp dịch vụ công trực tuyến; ứng dụng CNTT, chuyển đổi số chuyên ngành; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho chuyển đổi số.

Lãnh đạo Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, cơ quan này đang chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của đề án giao, sớm đưa các hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước lĩnh vực đường bộ.

Kim Khánh
Kiến nghị gỡ khó khi triển khai Quy chuẩn mới về thiết bị ghi nhận hình ảnh lái xe
Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam (VATA) vừa có văn bản gửi đến Cục Cảnh sát giao thông, Cục Đường bộ Việt Nam kiến nghị tháo gỡ khó khăn khi triển khai thực hiện quy chuẩn mới về thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe.

Ùn ứ trên cao tốc do tài khoản thu phí ETC hết tiền
Theo thông tin từ VEC, trong năm qua, vẫn còn hơn 590 nghìn lượt phương tiện hết tiền trong tài khoản thu phí ETC lưu thông trên các tuyến cao tốc của VEC. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ùn ứ, mất an toàn giao thông khi phương tiện lưu thông qua các trạm thu phí với tốc độ cao.

Tích hợp vé đi Metro trên ứng dụng Công dân số TP.HCM
Từ 2/1/2025, Metro số 1 sẽ tích hợp vé QR Code trên App Công dân số TP.HCM, đánh dấu bước tiến số hóa, mang đến trải nghiệm giao thông hiện đại cho người dân.

Có thể đăng ký xe nhập khẩu qua VneID từ tháng 1/2025
Từ 1/1/2025, người Việt Nam có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 sẽ đăng ký xe nhập khẩu hoàn toàn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng VNeID. Đây là quy định mới tại Thông tư 79/2024/TT-BCA của Bộ Công an về cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký xe và biển số xe cơ giới.

Sở GTVT Hà Nội dừng cấp, đổi GPLX để cập nhật phần mềm
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản gửi UBND các quận, huyện về việc triển khai thực hiện nâng cấp, cập nhật phần mềm quản lý giấy phép lái xe theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Thu hồi phù hiệu hơn 24.000 xe vi phạm qua dữ liệu GPS
11 tháng của năm 2024, các Sở GTVT đã xử lý thu hồi phù hiệu đối với 24.412 phương tiện vi phạm tốc độ từ 5 lần/1.000km trở lên

Đẩy mạnh chống hàng giả, hàng nhái trên các sàn thương mại điện tử trong năm 2025
Năm 2025, lực lượng Quản lý thị trường sẽ tiếp tục tập trung, ưu tiên triển khai nhiệm vụ chống hàng giả trên thương mại điện tử với nỗ lực cao nhất để kiến tạo thị trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo quyền và lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng.