Chuyên mục


Dầu thô của Nga 'đại hạ giá'

04/03/2022 12:26 (GMT +7)

Mỹ và EU không sẵn sàng áp dụng các biện pháp trừng phạt với hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga. Nhưng một số nhà kinh doanh dầu dường như nhận ra việc mua dầu từ Nga có thể khiến họ gặp rắc rối.

Nga là 1 trong 3 nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới, sau Mỹ và Ả rập Xê út, cung cấp khoảng 10% nguồn cung toàn cầu. Nhưng những ngày gần đây, các thương nhân và nhà máy lọc dầu châu Âu đã giảm lượng mua của Nga. Một số đã dừng hoàn toàn.

Theo các chuyên gia năng lượng, người mua đang rút lui vì họ hoặc các công ty vận chuyển, ngân hàng và dịch vụ bảo hiểm mà họ sử dụng đang lo lắng về việc phải đối mặt với lệnh trừng phạt của phương Tây hiện nay hoặc sau này. Một số khác lo các lô hàng có thể bị trúng tên lửa trong khi một số không muốn liên quan đến Nga.

Một số nhà máy lọc dầu thuộc khu Scandinavia, gồm Neste Oyj của Phần Lan và Preem của Thuỵ Điển, cho biết đã ngừng mua dầu của Nga

Một số nhà máy lọc dầu thuộc khu Scandinavia, gồm Neste Oyj của Phần Lan và Preem của Thuỵ Điển, cho biết đã ngừng mua dầu của Nga

Được biết, các nhà xuất khẩu của Nga đã chào bán loại dầu chất lượng cao nhất của nước này với mức chiết khấu lên đến 20 USD/thùng trong những ngày gần đây nhưng tìm được rất ít người mua. Người mua, đặc biệt là ở châu Âu, đã chuyển sang dầu Trung Đông – quyết định phần nào khiến giá dầu toàn cầu vọt lên trên 100 USD/thùng.

Tom Kloza – trưởng bộ phận phân tích năng lượng toàn cầu của Dịch vụ Thông tin Giá dầu cho biết, có thể mất vài tuần để đánh giá xuất khẩu dầu của Nga suy giảm đáng kể như thế nào nhưng "rõ ràng đóng góp của Nga vào nguồn cung dầu thế giới đã bị hạn chế".

 

Thương mại dầu mỏ quốc tế có thể bị điều chỉnh lại theo cách tương tự năm 1956 khi Anh, Pháp và Israel tấn công Ai Cập và đóng cửa kênh đào Suez.

Trong một thời gian, các tàu chở dầu đã được định tuyến lại khắp châu Phi. Tương tự, trong vài tháng tới, dầu của Nga có thể sẽ thay đổi lộ trình bằng việc xuất khẩu sang Trung Quốc.

Chuyên gia năng lượng

Ngày 1/3, Cơ quan Năng lượng NQuốc tế cho biết các thành viên của họ, bao gồm Hoa Kỳ và hơn 10 quốc gia châu Âu, đã đồng ý giải phóng 60 triệu thùng dầu từ nguồn dự trữ chiến lược. Thông báo này không có nhiều tác động lên giá dầu toàn cầu do số lượng khiêm tốn, chỉ bằng khoảng 3 ngày tiêu thụ của Hoa Kỳ.

Phần lớn dầu của Nga được vận chuyển ra khỏi các cảng ở Biển Đen để sử dụng ở châu Âu. Một số công ty vận tải biển chở dầu và hàng hoá thương mại sợ rằng tàu của họ sẽ bị nhắm đến.Trong khi, ngày 25/2, một tên lửa không xác định đã bán trúng một tàu chở dầu có cờ Moldova.

Theo Louise Dickson – nhà phân tích thị trường dầu cao cấp của Rystad Energy, dầu Ural của Nga là một trong những loại dầu đầu tiên vượt mốc giá 100 USD/thùng trong năm nay. Nhưng động thái khởi phát vũ trang mới đây khiến chúng trở thành loại dầu ‘độc hại’ nhất trên thị trường.

Khi các nhà lọc dầu châu Âu mua nhiều dầu hơn từ những nơi như Ả rập Xê út, các công ty Nga đang cố gắng bán dầu thô cho các nhà máy lọc dầu ở Trung Quốc và các nước châu Á bằng cách giảm giá. Phần lớn trong số 5 triệu thùng dầu/ngày của Nga đều đến châu Âu.

Một số nhà máy lọc dầu thuộc khu Scandinavia, gồm Neste Oyj của Phần Lan và Preem của Thuỵ Điển, cho biết đã ngừng mua dầu của Nga.

Theodore Rolfvondenbaumen – phát ngôn viên của Neste cho biết, do tình hình hiện tại, Neste đã hầu như thay thế dầu thô của Nga bằng các loại dầu thô khác, chẳng hạn dầu Biển Bắc. Công ty sẽ theo dõi các biện pháp trừng phạt trong tương lai để đưa ra biện pháp đói phó tiềm năng và đang chuẩn bị cho các lựa chọn khác nhau.

"Thay đổi này có thể mất 6-8 tuần. Trong 1,2 tuần, mọi thứ có thể không được giải quyết", Michael Lynch – Chủ tịch nghiên cứu Kinh tế và Năng lượng Chiến lược, cố vấn của OPEC cho biết.

Trong khi các nước phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với ngân hàng Nga và nhiều đồng minh giàu có của ông Putin, họ vẫn bỏ ngỏ ngành dầu mỏ của Nga để không làm gián đoạn nguồn cung toàn cầu.

Phúc Khôi
Xe buýt 4 cửa như “hàng không” giúp tối ưu hiệu quả nhờ không gian riêng
Thực tế là xe buýt 4 cửa lâu nay vẫn được sử dụng đưa đón khách tại một số cảng hàng không, từ nhà ga ra tàu bay. Nó đã cho thấy khả năng lên xuống linh hoạt, tiếp nhận hoặc giải tỏa khách nhanh chóng, không bị gò bó về hướng đỗ xe.

Khởi công xây dựng nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) vừa kết hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ khởi công Dự án “Xây dựng nhà ga hàng hóa - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Cát Bi".

Bắc Ninh: Xây dựng hệ thống chợ dân sinh phù hợp với sự phát triển đô thị
Ngày 16/11, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình gặp mặt Doanh nhân chuyên đề tháng 11 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát triển và quản lý chợ với thông điệp “Chia sẻ thông tin – cùng doanh nghiệp phát triển”.

Tổng bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phát huy lợi thế 'cửa chính ra biển' cả miền Bắc
Tổng bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương vừa có chuyến thăm, làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng; thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, nhân dân đang sinh sống, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ.

Hoàn thành 2 tuyến cao tốc tại Cao Bằng - Lạng Sơn trong năm 2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu hoàn thành 2 dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị - Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) ngay trong năm 2025, góp phần thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025.

Chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỉ USD
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là đường đôi, khổ 1.435mm, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến tổng vốn hơn 67 tỉ USD.

Đường sắt tốc độ cao sẽ được kết nối hoàn chỉnh trong mạng lưới giao thông
Báo cáo tiền khả thi dự án tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã tính đến việc kết nối với các tuyến đường sắt hiện hữu và quy hoạch cũng như mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP HCM, mạng đường sắt quốc tế; các cảng hàng không, cảng biển lớn, các khu kinh tế quan trọng.