Chuyên mục


 Đà Nẵng sẽ đầu tư hơn 7.200 tỷ cho dự án du thuyền

11/06/2024 15:56 (GMT +7)

UBND TP. Đà Nẵng vừa có quyết định phê duyệt kết quả nghiên cứu đề án “Phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ liên quan đến du thuyền trên địa bàn thành phố”.

TP. Đà Nẵng đã đề ra kế hoạch phát triển công nghiệp và dịch vụ liên quan đến du thuyền trong giai đoạn 2023-2030, với tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, thành phố sẽ ưu tiên đầu tư 38 dự án với tổng vốn đầu tư khái toán khoảng 7.260 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa, trong đó 5.700 tỷ đồng cho công nghiệp và 1.560 tỷ đồng cho dịch vụ.

Du thuyền trên sông Hàn (Đà Nẵng)

Du thuyền trên sông Hàn (Đà Nẵng)

Các dự án công nghiệp chính bao gồm nhà máy đóng mới du thuyền cỡ vừa và nhỏ (2.500 tỷ đồng), trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa, thử nghiệm du thuyền Tiên Sa (1.000 tỷ đồng), tổ hợp cung ứng dịch vụ liên quan đến du thuyền (700 tỷ đồng), và các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng phân tán (500 tỷ đồng).

Về dịch vụ, thành phố sẽ đầu tư xây dựng nhiều bến du thuyền quốc tế và trong nước như bến du thuyền quốc tế Thuận Phước, bến du thuyền quốc tế tại Khu đô thị Đa Phước, khu vực hợp Bến cảng du thuyền sông Hàn, và nhiều bến du thuyền khác, với vốn đầu tư từ 10-50 tỷ đồng mỗi dự án.

Trong giai đoạn đầu đến năm 2025, Đà Nẵng sẽ hoàn thành xây dựng giai đoạn 1 của hai bến du thuyền quốc tế trên sông Hàn (1ha) và tại Khu đô thị quốc tế Đa Phước (3ha). Tổng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển công nghiệp và dịch vụ liên quan đến du thuyền là 87ha, trong đó 64ha cho công nghiệp và 23ha cho dịch vụ.

Đến năm 2030, thành phố sẽ tập trung xây dựng hạ tầng bến du thuyền quốc tế và kêu gọi đầu tư cơ sở đóng mới du thuyền, phấn đấu đóng góp 2-3% vào GRDP (dịch vụ 1,5-2,3%, công nghiệp 0,5-0,7%). Tầm nhìn đến 2050, Đà Nẵng đặt mục tiêu phát triển công nghiệp đóng mới du thuyền hiện đại, chuyên nghiệp, chuyển đổi bến cảng Tiên Sa thành bến cảng du thuyền quốc tế, và đưa dịch vụ du thuyền trở thành thương hiệu đặc trưng, đóng góp 4-5% vào GRDP (dịch vụ 3-3,5%, công nghiệp 1-1,5%).

Anh Thảo
Hải Phòng yêu cầu di chuyển hàng hoá ra khỏi Cảng Hoàng Diệu
UBND quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng yêu cầu các Đại lý/Hãng tàu và chủ hàng chủ động liên hệ tới Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu để thực hiện di chuyển hàng hoá, tài sản ra khỏi các kho, bãi tại Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu trước ngày 22/8/2024.

Chủ đầu tư xây cao tốc vướng khi khai thác mỏ cát
Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) và khai thác mỏ cát theo cơ chế đặc thù phục vụ thi công gói thầu XL02 dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Vũng Áng - Bùng.

Quảng Ngãi giải ngân vốn đầu tư công thấp
Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh Quảng Ngãi giải ngân hơn 1.500 tỷ đồng, đạt hơn 22% kế hoạch được giao.

Vietjet mua 20 tàu bay thân rộng thế hệ mới A330neo
Hãng hàng không Vietjet và Tập đoàn chế tạo máy bay Airbus vừa ký hợp đồng đặt mua 20 máy bay thân rộng thế hệ mới A330neo (A330-900) với tổng trị giá 7,4 tỷ USD.

6 giải pháp ứng phó với cước vận tải biển leo thang
Trước tình trạng giá cước vận tải biển tăng mạnh, gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương vừa có công văn gửi các Hiệp hội đề xuất 6 giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh hiện nay.

Tháo gỡ khó khăn thiếu tàu bay cho các hãng hàng không
Đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam giảm khoảng 40 - 45 chiếc so năm 2023 do việc triệu hồi động cơ của nhà sản xuất và việc tái cơ cấu của Bamboo Airways, Pacific Airlines. Trong khi, hàng không nội địa khó tìm được tàu bay thuê do giá thuê tăng cao.

Các đơn vị điện lực, viễn thông sẽ phải trả phí thuê hạ tầng đường bộ
Luật Đường bộ mới được Quốc hội thông qua đã bổ sung quy định thu phí từ khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông và công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.