Cổ phiếu cảng biển có thật sự hấp dẫn?
Riêng tháng 2/2022, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển ước khoảng 53 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, hàng xuất khẩu có tỷ lệ tăng cao nhất, đạt 13%.
Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, 2 tháng đầu năm 2022, theo thống kê sơ bộ tổng khối lượng hàng hóa qua hệ thống cảng biển Việt Nam ước đạt gần 117 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ 2021.
Trong đó, hàng xuất khẩu ước đạt hơn 30 triệu tấn, tăng gần 13%, hàng nhập khẩu đạt hơn 33 triệu tấn, giảm khoảng 3% và hàng nội địa đạt hơn 53 triệu tấn, tăng hơn 11%.
Riêng tháng 2/2022, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển ước khoảng 53 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, hàng xuất khẩu có tỷ lệ tăng cao nhất, đạt 13%.
Theo Ông Huỳnh Minh Tuấn, nhà sáng lập FIDT, nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á. Tổng thể tạo nên một vị trí vô cùng “địa lợi” dành cho việc giao thương với các nước trong khu vực và thế giới.
Về tổng thể, triển vọng dài hạn của ngành cảng biển đang diễn biến tích cực.
FIDT kỳ vọng sản lượng hàng hoá container thông qua cảng biển Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng 15% YoY vào năm 2022. Với công suất được mở rộng và duy trì tốt lượng hàng hoá.
Ông Huỳnh Minh Tuấn - Nhà sáng lập FIDT
Bên cạnh đó, Việt Nam nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý với các nước. Bởi lẽ, vị trí nước ta là cửa ngõ ra biển của các nước Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.
Vị trí địa lý thuận lợi không chỉ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ mà còn tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam.
Có thể thấy, các hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang được đẩy lên để bù đắp thiếu hụt bởi chuỗi sản xuất ngưng trệ quanh khu vực điểm nóng Nga - Ukraine. Cùng với sự phục hồi liên tục của nền kinh tế toàn cầu dẫn đến lưu lượng hàng hoá tăng mạnh vào quý IV/2021 và triển vọng còn rất tươi sáng trong 2022. Nhận định này dựa vào các yếu tố sau:
Một là, tăng trưởng sản lượng container thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020 đạt tốc độ trung bình 14,1%/năm.
Hai là, năm 2020 dịch bệnh tác động mạnh nhất vào quý II, tuy nhiên sản lượng hàng hoá đã phục hồi mạnh vào giai đoạn cuối năm. Trong đó động lực chính đến từ 2 thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc.
Ba là, trong 9 tháng năm 2021, tổng sản lượng container qua các cảng ở Việt Nam đạt 16,8 triệu TEUs tăng 15% YoY mặc cho quý III có sự sụt giảm do bùng dịch đợt 4.
Bốn là, dự kiến giai đoạn cuối năm 2021 đầu năm 2022 lượng hàng hoá chảy qua các cảng biển tại Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng mạnh do phục hồi kinh tế mạnh mẽ hậu Covid-19.
Năm là, lượng hàng hóa lưu thông tại các cảng biển tăng trong ngắn hạn để xuất sang Mỹ và EU bù đắp cho lượng thiếu hụt từ nguồn cung Nga tới các nước này.
Về tổng thể, triển vọng dài hạn của ngành cảng biển đang diễn biến tích cực. FIDT kỳ vọng sản lượng hàng hoá container thông qua cảng biển Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng 15% YoY vào năm 2022. Với công suất được mở rộng và duy trì tốt lượng hàng hoá.