Cổ phiếu bất động sản "phấn khích" khi đất Thủ Thiêm được đấu giá lại
Nhóm cổ phiếu bất động sản tăng mạnh với thông tin sẽ đấu giá lại các lô đất Thủ Thiêm bị bỏ cọc. Các mã BII, DTA, DXG, IJC, NBB, NVT, CII tăng kịch trần. CEO tăng 4,3%, DXG tăng 3,7%, DIG tăng 2,8%, BCM tăng 2,2%, KDH tăng 1%.
Công ty Chứng khoán Asean - AseanSC cho rằng, thị trường phiên ngày 10/3 ghi nhận một phiên giảm điểm nhẹ khi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn suy yếu, trong bối cảnh thanh khoản giảm khá và ở gần mức trung bình 20 phiên. Điều này cho thấy sự mạnh lên của bên bán, sự suy yếu của dòng tiền, và đà tăng tiếp tục chững lại. Sự khó khăn trong việc thiết lập đà tăng sẽ tiếp tục thúc đẩy áp lực chốt lời ở những cổ phiếu đã tăng mạnh.
Chốt phiên giao dịch ngày 10/8, VN-Index giảm 2,35 điểm xuống 1.256,5 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 651,7 triệu đơn vị, tương ứng gần 14.393 tỷ đồng. Toàn sàn có 210 mã tăng giá, 246 mã giảm giá và 77 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 2,13 điểm lên 303,54 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 102 triệu đơn vị, tương ứng gần 1.992 tỷ đồng. Toàn sàn có 95 mã tăng giá, 89 mã giảm giá và 64 mã đứng giá.
Còn UPCOM-Index tăng 0,25 điểm lên 93,11 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 43 triệu đơn vị, tương ứng hơn 795,6 tỷ đồng. Toàn sàn có 166 mã tăng giá, 120 mã giảm giá và 71 mã đứng giá.
Trao đổi bên lề Hội nghị Đối thoại giữa doanh nghiệp và chính quyền TP.HCM diễn ra vào sáng 9/8, ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho biết:
UBND Thành phố đang xây dựng phương án để tổ chức đấu giá lại 4 lô đất bị bỏ cọc ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Theo ông Thắng, để đảm bảo các lô đất được bên trúng đấu giá đưa vào sử dựng theo quy hoạch phê duyệt, Thành phố sẽ thực hiện chặt chẽ từ khâu trình tự thủ tục đến tư cách của các bên tham gia đấu giá.
Trong đó, nhóm cổ phiếu dầu khí, bất động sản tạo lực nâng cho thị trường, cũng chính là nguyên nhân hạ mức giảm điểm trong phiên ngày 10/8. Nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng, hóa chất diễn biến tiêu cực với sắc đỏ chiếm ưu thế. Tại nhóm cổ phiếu dầu khí chỉ có 2 mã giảm giá nhẹ 0,4% là PLX và BSR. Các mã PTV tăng 7,2%, PVD tăng 5,9%, PVS tăng 2,8%, PVB tăng 2,6%, TOS tăng 2,3%, PVC tăng 1,7%, OIL tăng 0,8%.
Với thông tin sẽ đấu giá lại các lô đất Thủ Thiêm bị bỏ cọc, nhóm cổ phiếu bất động sản tăng mạnh. Đặc biệt ở các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Các mã BII, DTA, DXG, IJC, NBB, NVT tăng kịch trần. Các mã như CEO tăng 4,3%, DXG tăng 3,7%, DIG tăng 2,8%, BCM tăng 2,2%, KDH tăng 1%, CII tăng 6,9%.
Về diễn biến bất ngờ của nhóm cổ phiếu bất động sản, Công ty Chứng khoán MB – MBS cho rằng, sự trở lại của nhóm cổ phiếu bất động sản, đặc biệt là những cổ phiếu vốn hóa nhỏ có thể là câu chuyện mới thị trường cần kể lúc này. Lúc này, các tác động từ bên ngoài không có gì mới, câu chuyện lạm phát ở Mỹ được công bố tối nay nhiều khả năng sẽ dịu đi do giá năng lượng giảm. Cho tới cuộc họp vào tháng 9, Fed vẫn còn thêm 1 báo cáo việc làm và báo cáo lạm phát tháng 8 trước khi có đợt tăng lãi suất tiếp theo, do vậy thị trường vẫn còn dư địa để duy trì đà phục hồi. Ở trong nước, cũng không có thông tin gì bất lợi cho thị trường, sự luân chuyển của dòng tiền sẽ là tín hiệu quyết định đến cơ hội đầu tư, do vậy dòng tiền quan tâm ở nhóm cổ phiếu nào thì cứ nắm giữ cổ phiếu đó.
Một điểm đáng chú ý nữa của phiên giao dịch ngày 10/8, nhóm cổ phiếu họ FLC đồng loạt tăng giá. Đáng chú, ROS đã tăng trở lại sau 5 phiên giảm sâu với mức 4,84%. Trước đó, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HoSE) đã có quyết định về việc chuyển cổ phiếu ROS của Công ty cổ phần Xây dựng FLC FAROS từ diện hạn chế giao dịch sang đình chỉ giao dịch. Quyết định sẽ được áp dụng từ ngày 12/8. FLC tăng 0,5%, HAI tăng 3,1%, HAR tăng 2,8%, AMD tăng 2,2%, KLF tăng tới 6,1%, GAB không có giao dịch.
Với nhóm cổ phiếu ngân hàng, có tới 16 mã ở chiều giảm giá, trong khi chỉ có 5 mã ở chiều tăng giá. Cùng đó, nhóm cổ phiếu chứng khoán, hóa chất cũng chìm trong sắc đỏ.
Điểm tích cực là khối ngoại phiên hôm nay trở lại mua ròng nhẹ. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 50,08 tỷ đồng trên HOSE, 10,74 tỷ đồng trên HNX, trong khi bán ròng 13,39 tỷ đồng trên UPCOM. Các mã được mua ròng nhiều nhất là chứng chỉ quỹ FUESSVFL với giá trị hơn 34 tỷ đồng. Tiếp theo, chứng chỉ quỹ FUEVFVND được mua ròng hơn 26,3 tỷ đồng, PVD được mua ròng gần 12 tỷ đồng.
Độ nhạy của thị trường chung với VN30 là không quá cao trong các phiên gần đây. Điển hình như phiên hôm qua, VN-Index tăng ít hơn so với VN30. Còn trong phiên giảm điểm hôm nay, VN30 điều chỉnh nhiều hơn khi mất 0,33% thì VN-Index chốt phiên chỉ giảm 0,19%. Điều này có thể phần nào phác họa về trạng thái tâm lý đang khá lì của nhà đầu tư.
Theo báo cáo cập nhật mới đây, Chứng khoán VNDirect kỳ vọng VN-Index sẽ dao động trong khoảng 1.330 - 1.500 điểm trong năm 2022; với P/E mục tiêu cho năm 2022 là 12,5 - 14 lần. Đội ngũ phân tích ước tính EPS thị trường sẽ duy trì ở mức tăng trưởng cao, bình quân 21% so với cùng kỳ trong giai đoạn 2022 - 2023, đây là yếu tố thúc đẩy xu hướng đi lên của thị trường trong dài hạn.
Một chuyên gia của Anfin cho biết: “với sự phân hóa rõ rệt giữa các cổ phiếu bất động sản như vậy, nhà đầu tư nên sáng suốt tìm hiểu kỹ qua nhiều kênh, chắt lọc những cổ phiếu tốt, những công ty có nền tăng trưởng tài chính tốt giữa lúc thị trường đang biến động. Nhìn chung, cổ phiếu bất động sản Việt Nam được đánh giá là một trụ cột của chứng khoán Việt Nam, chính vì thế, bất động sản vẫn nhiều tiềm năng và đáng để cân nhắc và lựa chọn trong thời điểm hiện tại khi đầu tư dài hạn’’.