CẬP NHẬT: Dự báo hướng ảnh hưởng của tâm bão đêm 7/9
Dự báo, trong đêm 7/9, tâm bão số 3 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phía bắc Hà Nội, các tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên. Tiếp đó, bão sẽ di chuyển đến Hòa Bình, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp.
Thông tin mới nhất cập nhật lúc 20h từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, cấp độ gió ở Quảng Ninh, Hải Phòng đã giảm sau khi tâm bão số 3 đi sâu vào đất liền. Tâm bão số 3 đang trên tỉnh Hải Dương, có sức gió mạnh cấp 10-11, giật cấp 12-13, tốc độ di chuyển 10 km/h. Dự báo, trong đêm 7/9, tâm bão số 3 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phía bắc Hà Nội, các tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên. Tiếp đó, bão sẽ di chuyển đến Hòa Bình, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp.
Hoàn lưu bão số 3 gây mưa lớn cho các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa. Khu vực Tây Bắc Bộ sẽ có mưa từ 200-250 mm, lớn hơn dự báo ban đầu, do vậy, nguy cơ sạt lở tại các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu cao hơn nhiều. Vùng đồng bằng Bắc Bộ sẽ có mưa lớn gây ngập, úng diện rộng.
Chiều 7/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp giao ban thứ 3 trong ngày của Sở Chỉ huy tiền phương phòng chống bão số 3. Phó Thủ tướng nêu rõ với thông tin dự báo mới nhất, các địa phương nằm trên đường đi của tâm bão như Hải Dương, Hà Nội, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên… phải tập trung chỉ đạo, duy trì nghiêm lệnh cấm đường, duy trì lực lượng "4 tại chỗ" có sự phối hợp nhịp nhàng.
Sau khi bão đã đi qua, các địa phương vùng đồng bằng cần nỗ lực cao nhất, nhanh chóng khôi phục lưới điện, hệ thống liên lạc, đường giao thông để nhanh chóng khắc phục hậu quả sau bão; huy động các lực lượng tập trung hỗ trợ cho người dân có chỗ ở, cung cấp nước uống, lương thực, thực phẩm, không để ai bị đói, bị rét.
Lãnh đạo các tỉnh trung du, miền núi phía bắc tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lớn, kéo dài do hoàn lưu sau bão, bảo đảm an toàn cho người dân, nhất là các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu tỉnh Quảng Ninh, TP. Hải Phòng phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, cơ quan liên quan, tập trung cao độ hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn đối với những tàu, tuyền, xà lan đang bị trôi dạt, gặp nạn, các trường hợp bị mất tích, chưa liên lạc được, ngay khi điều kiện cho phép.
Chiều cùng ngày, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã kiểm tra công tác phòng chống bão tại sân bay Cát Bi.
Giữa chiều, đường Tân Vũ - Lạch Huyện hiện đang ở tâm bão, qua hình ảnh có một số biển báo hiệu đường bộ, tấm thép đảo giao thông, cây phi lao dọc hai bên tuyến bị gãy đổ. Vận tốc gió có lúc đo được 27,71m/s. Văn phòng Quản lý Đường bộ I.6 đang phối hợp với Công ty Bắc Nam và Cảnh sát giao thông cấm các phương tiện di chuyển qua lại cầu Đình Vũ - Cát Hải.
Nhận định về bão số 3, ông Nguyễn Văn Hưởng -Trưởng phòng Dự báo Thời tiết Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Tổng cục khí tượng thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, báo số 3 là một cơn bão rất mạnh và hoàn lưu rộng. Dù TP Hà Nội không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 3 nhưng từ chiều và tối 7/9, khu vực Hà Nội có thể có gió mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 9 – 10.
“Cùng với gió mạnh, giật cao như vậy, khu vực Hà Nội còn có thể có đón những đợt mưa lớn, với lượng mưa từ 150 – 350mm” – ông Nguyễn Văn Hưởng nói.
Cũng theo chuyên gia khí tượng thủy văn, với gió mạnh cấp 6 – 7, giật cấp 9 – 10 như vậy, bão số 3 sẽ tác động rất lớn đến cuộc sống người dân khu vực Hà Nội.
“Đầu tiên là gió mạnh, gió giật có khả năng làm gãy, đổ cây như cơn giông, lốc vào chiều 6/9. Do đó, người dân cần lưu lý trong chiều và tối 7/9 là thời điểm tác động trực tiếp của bão số 3 hạn chế ra đường, tốt nhất là không nên ra khỏi nhà” – ông Nguyễn Văn Hưởng khuyến cáo. Ngoài gió mạnh, bão số 3 cũng sẽ gây mưa lớn cho khu vực Hà Nội. Với nguy cơ mưa lớn gây ngập lụt, người dân khu vực Hà Nội nên có phương án phòng chống và xử lý ngập úng phù hợp.
Ngày 7/9, trao đổi với PV, đại diện Khu Quản lý Đường bộ I (Cục Đường bộ Việt Nam) cho biết, đơn vị đã thống kê và có thông tin về tình hình giao thông, thiệt hại do bão số 3 Yagi trên địa bàn được giao quản lý tính từ 6h đến 11h9’. Cụ thể:
Đường Tân Vũ - Lạch Huyện (Cầu Đình Vũ - Cát Hải): Đã cấm toàn bộ các phương tiện qua cầu. Đến 11h09 vận tốc Gió Vmax >20,91m/s.
Tuyến QL.5, vào khoảng 6h10' tại Km31+950, thuộc địa phận phường Minh Đức, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên xảy ra vụ tai nạn giao thông không gây thiệt hại về người.
Các tuyến BOT: Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ; Cầu Giẽ - Ninh Bình; cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Cao Bồ - Mai Sơn, hầm Tam Điệp, QL.45: đều không thiệt hại, các phương tiện lưu thông bình thường.
Tình hình giao thông tuyến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, tuyến nối 2 Cao tốc, QL.38 - cầu vượt Đồng Văn; Các BOT cao tốc Hà Nội – Bắc Giang, BOT QL.18, BOT cầu Yên Lệnh, BOT 38 tính đến 9h00 ngày 7/9 đều thông suốt, các Trạm thu phí có lưu lượng xe thấp; an ninh trật tự đảm bảo.
Tình giao thông trên tuyến QL.10, QL.21B tính đến 8h00 giao thông trên tuyến bình thường, thông suốt, không có sự cố về cầu đường, không có tai nạn giao thông. Văn phòng Quản lý Đường bộ I.7 phối hợp với lực lượng chức năng địa phương, nhà thầu bảo dưỡng thường xuyên tổ chức ứng trực đảm bảo giao thông tại cầu Kiền trong bão số 3.
Trên các tuyến quốc lộ ủy thác địa bàn các Sở (Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình) đều chưa ghi nhận thiệt hại.
Trên địa phận tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu trời mưa nhỏ, các tuyến QL.70, cao tốc Nội Bài – Lào Cai lưu thông bình thường.
Tình hình trên QL.2, QL.3, đường Hồ Chí Minh, cầu Vĩnh Thịnh: có mưa rào rải rác, gió nhẹ, trên tuyến không xảy ra ngập úng cục bộ, chưa phát sinh sụt trượt lớn, ác phương tiện tham gia giao thông bình thường.
Theo ghi nhận của PV, tại Hà Nội, sáng sớm 7/9, bắt đầu có mưa nhẹ, đến khoảng 7h cùng ngày, mưa bắt đầu nặng hạt và gió mạnh lên từng đợt. Các tuyến đường của thủ đô vắng bóng xe cộ qua lại do vào ngày cuối tuần, đồng thời nhiều nơi cho học sinh nghỉ học, người lao động nghỉ làm để tránh bão.
Một số cửa hàng trên đường Phạm Văn Đồng dùng xe container chặn trước cửa, phòng gió giật vỡ kính. Việc chằng chống, buộc kỹ cửa kính cũng được nhiều nơi áp dụng. Cách đó không xa, một cửa hàng khác dùng xe container chắn cả hai phía đón gió với mục đích tương tự. Nhiều biện pháp khác giúp giữ chắc cửa kính cũng được áp dụng. Bên cạnh đó, một số chung cư cũng đã cấp tập bê bao cát, sử dụng bàn ghế… để chặn cửa tầng hầm để tránh nước vào.
Các tuyến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, Tiên Yên - Móng Cái, các trạm BOT cầu Bạch Đằng, Đại Yên, Tiên Cựu đã dựng barrier lên, rút nhân sự vận hành vào bên trong để đảm bảo an toàn. Hệ thống vẫn bật và trừ tiền xe ETC đủ điều kiện nếu đi qua, trường hợp không bị trừ sẽ tạo OTC hoặc truy thu sau. Riêng Trạm QL.18 ở Cẩm Phả, BOT đã tắt điện các thiết bị trạm để đảm bảo an toàn.
KHUYẾN CÁO KHI DI CHUYỂN NGOÀI ĐƯỜNG
Khi ra đường cần chú ý quan sát các biển báo, nhất là biển báo nguy hiểm, biển báo dừng xe và các chướng ngại vật trên đường để kịp thời xử lí các sự cố, tránh gây tai nạn. Đồng thời bạn cũng nên chú ý quan sát các chướng ngại vật trên đường để kịp thời xử lí bởi trong những ngày gió lớn, nhiều biển bạt, mái tôn, cành cây có thể bị rơi xuống lòng đường... cũng là mối nguy hiểm tiềm tàng.
Quan sát đường đi của xe trước để có thể chủ động tránh những bất trắc mà xe trước đã gặp phải.- Nếu có thể tìm được con đường khác bạn nên hạn chế di chuyển trên cầu cao vào những ngày mưa gió giật mạnh. Bởi càng trên cao, sức gió càng mạnh khiến bạn không thể làm chủ được tay lái của mình. Nếu bắt buộc phải đi trên cầu, bạn nên di chuyển với tốc độ chậm và cố gắng ghì người xuống xe và hạ thấp đầu để tránh bị “gió tạt bay”.
Tránh băng qua cầu nếu nước đang dâng cao và chảy xiết; tránh băng qua cống nước, chúng có thể rất nguy hiểm vì nước rất xoáy và mạnh. Đã có nhiều trường hợp sụt chân xuống lỗ cống và bị nước cuốn trôi.
Mặc áo mưa sáng màu, gọn gàng, không sử dụng ô. Áo mưa bộ giúp tiết diện cản gió thấp nhất, không lo bị tạt vạt áo mưa trong trường hợp gió to gây trở ngại trong việc điều chỉnh phương tiện giao thông. Đây là một trong những nguyên tắc đi đường ngày mưa bão rất quan trọng nhưng thường bị mọi người xem nhẹ.
Nên chủ động bật đèn xe khi đi lại trong ngày mưa bão để nhìn rõ đường phía trước và đánh tín hiệu cho các xe đi ngược chiều. Không nên bật đèn pha khi có xe chạy đối diện vì nó sẽ gây nguy hiểm cho cả hai khi lưu thông. Một trong những điều cần tuyệt đối tránh khi đi đường ngày mưa bão là cố gắng đi nhanh để đến địa điểm sớm. Tốc độ cao khiến sức gió thổi lớn hơn và khiến bạn không kịp điều chỉnh tay lái trong những trường hợp khẩn cấp. Đây được đánh giá là nguyên tắc đi đường ngày mưa bão cơ bản nhất.
Những khu vực cần tránh đến như khu vực bị lũ, nước ngập hay sát lề đường. Đây là khu vực trũng nên khi có mưa thì nước ngập sâu hơn, thậm chí còn gồ gề và có nhiều nắp cống nên bạn rất dễ bị nước cuốn làm ngã xe. Hãy đi ở khu vực giữa của làn đường và tuyệt đối không "bon chen" lên vỉa hè. Nếu có thể hãy đi theo các vệt xe phía trước và giữ cự li an toàn để dễ xử lí khi gặp tình huống bất ngờ.
Tránh những nơi hút gió, tạo thành những cơn gió xoáy khiến bạn không thể giữ vững được tay lái. Không nên đi vào những tuyến phố có nhiều cây xanh lớn vì mưa bão, gió giật thường đi kèm hiện tượng sét. Nhớ tuyệt đối không trú mưa dưới gốc cây, tránh các khu vực cao hơn xung quanh. Những loại cây dễ đổ là loại cây có rễ chùm như xà cừ, muồng... Cẩn thận với các khu vực có công trường thi công, nơi có nhiều tấm tôn, sắt lớn.Không nên đi gần các loại xe cỡ lớn như xe buýt, xe tải, xe chở rác… bạn có thể bị nước bắn lên người làm hạn chế tầm nhìn hoặc nguy hiểm hơn là bị xô ngã (các xe này có thể tạo sóng mạnh ở những đoạn ngập lụt).
KHUYẾN CÁO SỬ DỤNG ĐIỆN AN TOÀN
Để bảo đảm an toàn nhất cho người dân, khuyến cáo người dân khi có bão, mưa to gió lớn, ngập úng cần chú ý tránh xa các khu vực nguy hiểm như đường dây điện, trạm điện; đề phòng sự cố bất ngờ xảy ra như: Cây đổ, cành cây rơi vào trạm điện, dây điện đứt, cột điện đổ, nước tràn vào trạm điện… gây cháy, nổ, rò điện; cắt ngay nguồn điện của gia đình khi có nguy cơ ngập nước do úng, lụt; không chạm đến bất kỳ thiết bị, dụng cụ điện nào khi tay còn ướt hoặc đi chân trần trên nền nhà ẩm ướt.
Nhà và công trình xây dựng gần hành lang bảo vệ an toàn của trạm điện phải bảo đảm không xâm phạm: Đường ra vào, đường cấp thoát nước, hệ thống thông gió của trạm điện, hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm và đường dây dẫn điện trên không, nước thải xâm nhập làm