Chuyên mục


Cần phải đầu tư, nâng cấp QL 37

12/08/2024 10:26 (GMT +7)

UBND tỉnh Bắc Giang vừa kiến nghị Bộ GTVT về việc đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến QL 37 đoạn Km13 - Km46+400. Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 30 km với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 800 tỷ đồng.

Tỉnh Bắc Giang nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) nối Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam). Bắc Giang được xác định là cửa ngõ phía Đông Bắc, là trung tâm tiếp vận, trung chuyển hàng hóa của Vùng thủ đô Hà Nội, là địa bàn chuyển tiếp, kết nối giữa vùng trung du và miền núi Bắc Bộ với Vùng đồng bằng sông Hồng và Vùng Thủ đô Hà Nội.

Những năm gần đây, tỉnh Bắc Giang duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao, nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước, đồng nghĩa với việc các phương tiện giao thông qua địa bàn tỉnh luôn ở mức cao. 6 tháng đầu năm 2024 này, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh Bắc Giang đạt 14,14%, cao nhất cả nước. 

Cầu Cẩm Lý trên QL 37 hiện hữu được xây dựng từ năm 1979, đang tổ chức giao thông khai thác chung giữa đường sắt và đường bộ, khổ cầu nhỏ chỉ thông xe cơ giới một chiều và khi có tàu cấm xe cơ giới qua cầu

Cầu Cẩm Lý trên QL 37 hiện hữu được xây dựng từ năm 1979, đang tổ chức giao thông khai thác chung giữa đường sắt và đường bộ, khổ cầu nhỏ chỉ thông xe cơ giới một chiều và khi có tàu cấm xe cơ giới qua cầu

Theo UBND tỉnh Bắc Giang, tuy là trung tâm tiếp vận, trung chuyển hàng hóa của Vùng thủ đô Hà Nội, là địa bàn chuyển tiếp, kết nối giữa vùng trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Thủ đô Hà Nội nhưng một số tuyến đường huyết mạch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đang có dấu hiệu quá tải. Trong đó có tuyến QL 37 đoạn Km13+00 - Km 46+400 (từ vị trí tiếp giáp với thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương đến điểm giao cắt với QL 1 tại thị trấn Kép, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) là trục giao thông rất quan trọng kết nối QL 1, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn với QL 18 và cũng là hướng giao thông ngắn nhất kết nối cửa khẩu Hữu Nghị Quan, tỉnh Lạng Sơn sang Trung Quốc với khu vực cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh và ngược lại. Tuyến đường hiện tại có quy mô nhỏ hẹp (mặt đường trung bình rộng 5,5 m), nhiều năm chưa được đầu tư cải tạo, nâng cấp nên nhiều đoạn đã hư hỏng, xuống cấp. Đồng thời, mật độ phương tiện trên tuyến đường này rất lớn, đặc biệt là các phương tiện tải trọng nặng, xe container, xe khách, xe đưa đón công nhân,… nên giao thông đi lại hiện đang rất khó khăn, nguy cơ mất an toàn giao thông cao.

Trước đó, Bộ GTVT đã quyết định đầu tư Dự án cầu đường sắt Cẩm Lý Km24+134 tuyến đường sắt Kép - Hạ Long (tại Quyết định số 491/QĐ-BGTVT ngày 26/4/2024) để xây dựng cầu đường bộ mới tách khỏi cầu đường sắt Cẩm Lý, giúp tháo gỡ nút thắt rất lớn về giao thông trên tuyến QL37 tồn tại trong nhiều năm qua.

Tuyến đường sau khi đầu tư, nâng cấp sẽ đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, vận tốc 80km/h (phù hợp với quy mô Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050)

Tuyến đường sau khi đầu tư, nâng cấp sẽ đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, vận tốc 80km/h (phù hợp với quy mô Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050)

Để khắc phục những hạn chế, khó khăn hiện nay, giúp cho việc lưu thông trên tuyến QL 37 được thuận lợi, an toàn, tăng cường liên kết vùng và nâng cao hiệu quả đầu tư Dự án cầu Cẩm Lý, UBND tỉnh Bắc Giang đã đề nghị Bộ Giao thông vận tải quan tâm đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 để thực hiện cải tạo, nâng cấp QL 37 đoạn Km13 - Km46+400 qua địa bàn tỉnh tỉnh Bắc Giang.

Về phạm vi đầu tư Dự án, điểm đầu Km 3 QL37, tại điểm giáp danh giữa tỉnh Bắc Giang và tỉnh Hải Dương, điểm cuối Km46 +400 tại thị trấn Kép (huyện Lạng Giang). Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 30 km (không bao gồm đoạn tuyến dài khoảng 4 km đã được quyết định đầu tư tại Dự án cầu đường sắt Cẩm Lý). Về quy mô đầu tư: Tập trung cải tạo, nâng cấp tuyến đường đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng theo TCVN 4054:2005, tốc độ thiết kế Vtk=80 km/h (phù hợp với quy mô Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021 và Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050), với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 800 tỷ đồng.

Đã đến lúc cần phải đầu tư nâng cấp QL 37. Nếu được đầu tư nâng cấp, tuyến đường này tỉnh Bắc Giang sẽ trở thành trung tâm tiếp vận, trung chuyển hàng hóa của vùng thủ đô Hà Nội, là địa bàn chuyển tiếp, kết nối giữa vùng trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Thủ đô Hà Nội.

Thanh Tuyền
Xe máy phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mới
Bắt đầu từ năm 2026, xe mô tô hai bánh nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam sẽ phải tuân thủ tiêu chuẩn khí thải (TCKT) Mức 4 thay vì Mức 3 như hiện tại. Trong khi đó, xe gắn máy hai bánh sẽ phải đáp ứng TCKT Mức 4 từ ngày 1/7/2027, thay vì Mức 2 như hiện nay.

Bảo đảm công suất khai thác mỏ cát san lấp theo kịp tiến độ dự án cao tốc
Tại cuộc họp thúc đẩy các dự án đường cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các đơn vị thi công có phương án điều phối lực lượng thi công các cầu trên cao tốc trong khi chưa có đủ cát san lấp.

Hà Nội sắp xây ba cầu lớn vượt sông Hồng
UBND TP Hà Nội vừa thống nhất chủ trương xây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi trong giai đoạn 2025-2030 bằng vốn đầu tư công.

Hà Nội 'xanh hoá' mạng lưới xe buýt
UBND TP vừa ban hành Quyết định phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố".

Nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí
Hà Nội đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn thành phố nhằm bảo vệ môi trường, hạn chế gây ô nhiễm.

Triều cường dâng cao, giao thông TP Hạ Long bị gián đoạn
Sáng 20/11, triều cường dâng cao đã gây ngập úng cục bộ tại một số khu vực thuộc phường Trần Hưng Đạo và phường Cao Xanh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tình trạng này kéo dài nhiều giờ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và giao thông địa phương.

“Nạn” đốt lốp cao su lấy dầu ở Cụm công nghiệp Châu Khê, Bắc Ninh vẫn tái diễn
“Tái chế lốp xe” là một việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hình thức tái chế bằng phương pháp đốt lốp lấy dầu của một số cơ sở tại cụm Công nghiệp Châu Khê, TP Từ Sơn (Bắc Ninh) lại đang hủy hại môi trường nghiêm trọng bởi khói bụi độc hại.