Chuyên mục


Bắc Ninh triển khai loạt giải pháp tạo đà tăng trưởng kinh tế

02/05/2024 15:35 (GMT +7)

Kinh tế trong nước và thế giới dần hồi phục nhưng kinh tế tỉnh Bắc Ninh vẫn đang đối mặt với những thách thức không nhỏ.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GRDP của Bắc Ninh quý I theo giá so sánh 2010 ước đạt 27.765 tỉ đồng, giảm 3,83% so cùng kỳ. Đây là mức giảm ít hơn các quý trước đó (quý I/2023 giảm 11,38%; quý II/2023 giảm 13,01%; quý III/2023 giảm 5,89%; quý IV/2023 giảm 7,56%) và cơ bản đúng theo diễn biến Kịch bản tăng trưởng quý I/2024 của tỉnh. Xét theo khu vực kinh tế: Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và khu vực dịch vụ đều tăng lên so cùng kỳ; Khu vực công nghiệp, xây dựng vẫn bị giảm xuống.

Đối mặt với khó khăn, thách thức, cộng đồng doanh nghiệp nắm bắt tín hiệu thị trường, chủ động tìm kiếm đơn hàng, giữ được thị trường truyền thống, quan trọng, nhiều tiềm năng và mở thêm thị trường mới. Tuy nhiên, tăng trưởng GRDP của tỉnh trong quý I vẫn chưa thoát âm. Song xét về xu hướng thì quý I mức âm đã giảm xuống so với các quý trước đó. Các động lực tăng trưởng như: xuất khẩu, đầu tư công, đầu tư trực tiếp nước ngoài đều chịu tác động từ bên ngoài. Cụ thể về xuất khẩu đơn đặt hàng vẫn bị giảm đã tác động đến sản xuất trong tỉnh và các mặt hàng xuất khẩu, tiếp đến là giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh chậm, giảm khá nhiều so với cùng kỳ, trong khi đó đây là yếu tố đòn bẩy kích thích cho hoạt động tăng trưởng nhiều lĩnh vực và ảnh hưởng trực tiếp vào tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh.

Công nhân làm việc tại khu công nghiệp Bắc Ninh.

Công nhân làm việc tại khu công nghiệp Bắc Ninh.

Ngoài ra, các động lực tăng trưởng mới có tỷ trọng khá lớn theo như dự kiến (doanh nghiệp sản xuất thiết bị bán dẫn chưa có doanh thu), ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng. Tổng cầu tiêu dùng trong nước và thế giới phục hồi chậm, doanh nghiệp khó khăn trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ, khả năng tài chính hạn hẹp.

Trong quý I, vốn đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp thành lập mới bị giảm 3,8%, điều này cho thấy quy mô doanh nghiệp đang bị thu hẹp, điểm đáng chú ý nữa là số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng 31%, chứng tỏ những khó khăn trong hoạt động vẫn hiện hữu tiếp tục gia tăng. Về xuất nhập khẩu hàng hóa vẫn tiếp tục sụt giảm nhiều, mặc dù cán cân thương mại nghiêng về xuất siêu và xuất khẩu. Xuất khẩu của tỉnh tụt xuống vị trí thứ 3 sau TP Hồ Chí Minh và Thái Nguyên, nhập khẩu vẫn duy trì đứng thứ 3 cả nước.

Hiện nay, xu hướng phục hồi chưa rõ nét, do kinh tế của Bắc Ninh còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hoạt động sản xuất kinh doanh một số ngành, lĩnh vực còn khó khăn, sức cầu của nền kinh tế còn yếu. Tăng trưởng chủ yếu dựa vào xuất khẩu. Vốn đầu tư FDI chậm chuyển hóa thành động lực tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó cân đối thu chi tiếp tục ghi nhận tổng thu đang giảm so với cùng kỳ, ở chiều ngược lại chi gia tăng mạnh hơn…

Bắc Ninh nhìn từ trên cao.

Bắc Ninh nhìn từ trên cao.

Tuy nhiên, trước kết quả tăng trưởng GRDP quý I cho thấy các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Bắc Ninh đang đi đúng hướng, từng bước tháo gỡ khó khăn, tạo ra mức độ cải thiện đối với các chủ thể trong các ngành kinh tế; kết quả tăng trưởng mặc dù vẫn bị giảm nhưng đã giảm ít hơn các quý trước đó.

Để đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra GRDP tăng 5% năm 2024, thì các quý tiếp theo phải có mức tăng gần 8%, tạo đà thuận lợi phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu theo Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, các địa phương cần đa dạng hoá chuỗi cung ứng của các Tập đoàn đa quốc gia. Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa, hỗ trợ doanh nghiệp như: Giãn, hoãn thời hạn nộp một số khoản thuế, phí cho doanh nghiệp; tiếp tục tháo gỡ rào cản về môi trường pháp lý, tạo môi trường sản xuất kinh doanh thông thoáng, tạo niềm tin cho khu vực doanh nghiệp.

Phát triển xanh là xu hướng tất yếu, đóng vai trò là động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế như: Lĩnh vực công nghệ cao, chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; kinh tế tuần hoàn; năng lượng tái tạo. Phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao gắn với phát triển kinh tế đô thị; thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Tăng cường công tác quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tập trung giải quyết các trường hợp giao đất trái thẩm quyền, lấn, chiếm đất đai; tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án đấu giá đất, dự án đất dân cư dịch vụ, đất đối ứng các dự án BT, nâng cấp đô thị; giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án lớn, trọng điểm của tỉnh.

Chủ động hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại, quảng bá tiềm năng thế mạnh, truyền thống văn hóa, con người Bắc Ninh - Kinh Bắc, nhằm thu hút các nguồn lực kinh tế, vốn đầu tư, con người; tạo động lực phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế-xã hội.

Thanh Tuyền
Đường sắt Hà Nội 'bốc hơi' lãi
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của CTCP Vận tải Đường sắt Hà Nội (mã: HRT) đạt 1.489 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ghi nhận hơn 40 tỷ đồng.

Kiểm kê đất đai cả nước từ ngày 1/8
Thời gian thực hiện kiểm kê từ ngày 1/8 - thời điểm có hiệu lực của ba Luật Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản. Số liệu được tính đến hết ngày 31/12/2024.

Hà Nội áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất mới từ 29/7
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024, áp dụng với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất thương mại dịch vụ; hệ số điều chỉnh giá đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản...

Khẩn trương hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 340/TB-VPCP của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Bổ sung hơn 6.000 tỷ đồng cho cao tốc Bắc - Nam
Bộ GTVT dự kiến sẽ bổ sung thêm 6.300 tỷ đồng cho giai đoạn 2 dự án cao tốc Bắc - Nam

VPBank trở thành đối tác chiến lược của hãng xe điện BYD
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa ký kết hợp tác cùng hãng xe điện BYD nhằm cung cấp giải pháp tài chính ưu việt cho khách hàng mua xe điện BYD trên toàn quốc.

Giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 21/7/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III năm 2024.