Chuyên mục


Bắc Ninh chi vốn làm đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

02/04/2022 08:49 (GMT +7)

Dự án vành đai 4 - Vùng Thủ đô có chiều dài 112,8km được chia thành 7 dự án thành phần; trong đó đoạn đi qua địa phận Bắc Ninh dài 35,3km có tổng vốn đầu tư khoảng 5.210 tỷ đồng.

HĐND tỉnh Bắc Ninh vừa thông qua chủ trương đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội (đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh).

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đoạn 35,3km qua địa phận tỉnh Bắc Ninh. Ảnh Internet

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đoạn 35,3km qua địa phận tỉnh Bắc Ninh. Ảnh Internet

Cụ thể, dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh có tổng chiều dài tuyến là 35,3km, đi qua 3 huyện Thuận Thành, Quế Võ, Gia Bình và TP. Bắc Ninh. Trong đó, đoạn tuyến vành đai 4 dài khoảng 25,6km còn tuyến nối từ cuối dự án theo hướng quy hoạch đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long đến cao tốc Hà Nội – Bắc Giang dài khoảng 9,7km.

Bên cạnh đó, quy mô đầu tư đường Vành đai 4 với phần đường cao tốc giai đoạn đầu là 4 làn xe và hệ thống đường đô thị, đường song hành 2 bên, tuyến nối từ cuối dự án theo hướng quy hoạch đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long đến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang sẽ phân kỳ đầu tư đồng bộ toàn tuyến đảm bảo quy mô 4 làn xe.

Tổng vốn đầu tư của dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đoạn tỉnh Bắc Ninh được dự kiến khoảng 5.210 tỷ đồng, trong đó kinh phí giải phóng mặt bằng toàn tuyến thuộc địa phận Bắc Ninh khoảng 2.480 tỷ đồng, đầu tư đường 2 bên khoảng 2.730 tỷ đồng. Nguồn vốn dự kiến theo đề xuất của dự án gồm ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng là 2.110 tỷ đồng và ngân sách địa phương tỉnh Bắc Ninh là 3.100 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ 2022 - 2027, phân kỳ đầu tư giai đoạn trung hạn 2021 - 2025 khoảng 2.000 tỷ đồng (Bắc Ninh đề nghị Chính phủ cho tỉnh vay lại vốn trái phiếu chính phủ, ODA, nguồn hợp pháp khác và cam kết trả nợ theo đúng quy định) và giai đoạn trung hạn 2026 - 2030 khoảng 1.100 tỷ đồng.

Nội dung đầu tư thuộc trách nhiệm của tỉnh Bắc Ninh đối với đoạn qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh sẽ bao gồm việc thực hiện giải phóng mặt bằng thuộc địa phận tỉnh Bắc Ninh và đầu tư hệ thống đường đô thị, đường song hành thuộc địa phận tỉnh Bắc Ninh.

Trước đó, liên quan đến dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, UBND TP Hà Nội đã kiến nghị Chính phủ báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép áp dụng một số cơ chế đặc thù dành riêng cho công trình, tương tự các cơ chế đã được Quốc hội thông qua đối với dự án xây dựng cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025.

Đáng chú ý, UBND TP. Hà Nội cũng đề nghị Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu trong giai đoạn triển khai đến khi hoàn thành dự án đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư, gói thầu xây lắp của các dự án thành phần chỉ sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có chiều dài 112,8km (gồm 103,1km đường vành đai 4 và 9,7km tuyến nối cao tốc theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long), được chia thành 7 dự án thành phần vận hành độc lập và triển khai theo hình thức đầu tư công kết hợp đầu tư PPP.

Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 1.341ha (trong đó, đất trồng lúa khoảng 816ha); tiến hành giải phóng mặt bằng theo quy hoạch gồm 6 làn xe cao tốc và hệ thống đường song hành 2 bên, với chiều rộng mặt cắt ngang 120m.

Tại tờ trình gửi Chính phủ về việc thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, UBND TP Hà Nội đã kiến nghị thực hiện phân kỳ đầu tư, trong đó đầu tư trước phần đường cao tốc quy mô 4 làn xe, rộng 17m đối với phần đường và 17,5m đối với phần cầu. Tuyến đường có vận tốc khai thác 80 km/giờ này sẽ chủ yếu đi trên cao, ngoại trừ 37,43km có nhu cầu liên kết ngang và phát triển quỹ đất 2 bên không cao sẽ đi thấp.

UBND TP Hà Nội cũng đề xuất đầu tư hệ thống đường song hành 2 bên với quy mô 2 làn xe một bên, bề rộng nền đường 12m.

Với phương án đầu tư nói trên, tổng mức đầu tư dự án trong giai đoạn phân kỳ là 87.098 tỷ đồng, giảm khoảng 8.700 tỷ đồng so với phương án được đưa ra vào tháng 1.

Diệu An
TT.Huế: Đóng lối đi 'tử thần' băng ngang đường sắt Bắc - Nam
Đóng lối đi tự mở băng ngang đường sắt Bắc - Nam tại vị trí Km698+050 (đoạn Huế - Hương Thủy), nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Dự án đường Vành đai 3 TPHCM đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch chậm tiến độ
Dự án đường Vành đai 3 TPHCM đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch có chiều dài hơn 8km, đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai và địa bàn TPHCM. Điểm đầu giao với tỉnh lộ 25B (Nhơn Trạch, Đồng Nai). Điểm cuối giao với cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.

Hà Tĩnh: Chây ỳ khắc phục ảnh hưởng xấu khi khai thác mỏ đá Hưng Thịnh
Mặc dù đã được chính quyền địa phương, cơ quan chức năng kiểm tra, nhắc nhở nhiều lần nhưng chủ quản lý khai thác mỏ đá Hưng Thịnh đóng trên địa bàn xã Cẩm Thịnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn chây ỳ trong biện pháp khắc phục gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống người dân.

Bắt kịp xu thế tất yếu - chuyển đổi năng lượng xanh
Chuyển đổi năng lượng xanh đang là xu thế tất yếu của thế giới nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng đến phát triển bền vững.

Loài hổ bị đe dọa bởi tin đồn “thần dược”
Trong khi chưa có tài liệu nào kiểm chứng về công dụng của cao hổ cốt thì việc sử dụng các sản phẩm từ hổ đã khiến loài này bị đe dọa, các cá thể trong tự nhiên suy giảm rõ rệt.

Quảng Ninh: Đề xuất dùng cát biển đắp nền đường giao thông
Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh đề xuất thí điểm dùng cát biển làm nền đường các công trình giao thông trên địa bàn, nhằm đáp ứng nhu cầu cát san lấp các dự án giao thông và mặt bằng các khu công nghiệp đang thiếu nghiêm trọng hiện nay.

Hải Phòng cấm đỗ ô tô trên đường phố trung tâm
Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng vừa đưa ra sự chỉ đạo quyết liệt, từ ngày 1/4/2025, chỉ cho phép dừng, không đỗ xe ô tô trên các tuyến đường giao thông, đặc biệt là trong khu vực trung tâm thành phố.