Chuyên mục


Bắc Giang kết nối tiêu thụ vải thiều chín sớm Tân Yên

28/05/2024 11:10 (GMT +7)

Vải thiều tỉnh Bắc Giang đã đến với các thị trường trên 30 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường có yêu cầu khắt khe về chỉ tiêu chất lượng sản phẩm.

Ngày 27/5, UBND huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm năm 2024 và lễ cắt băng xuất hành, chứng kiến đoàn xe khởi hành đưa vải thiều tiêu thụ tại thị trường trong và ngoài nước.

Các đại biểu và lãnh đạo tỉnh Bắc Giang chứng kiến lễ ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác tiêu thụ và xuất khẩu vải thiều năm 2024.

Các đại biểu và lãnh đạo tỉnh Bắc Giang chứng kiến lễ ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác tiêu thụ và xuất khẩu vải thiều năm 2024.

Phát biểu tại hội nghị, bà Lâm Thị Hương Thành - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang cho biết, tỉnh Bắc Giang hiện đang duy trì và kiểm soát chặt chẽ 223 mã vùng trồng vải thiều phục vụ xuất khẩu với diện tích khoảng 17.198ha, 39 cơ sở đóng gói quả vải tươi xuất khẩu. Dự báo sản lượng vải thiều toàn tỉnh năm 2024 là 100 nghìn tấn (trong đó vải sớm 50 nghìn tấn, vải chính vụ 50 nghìn tấn).

"Hiện nay, vải thiều Bắc Giang đã đến với các thị trường trên 30 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường có yêu cầu khắt khe về chỉ tiêu chất lượng sản phẩm"- bà Lâm Thị Hương Thành nói.

Năm 2024, huyện Tân Yên có 1.420 ha vải thiều, sản lượng khoảng 15.500 tấn, giá trị ước đạt 520 tỷ đồng. Trong đó, diện tích vải thiều sớm là 1.250 ha, ước sản lượng 15.000 tấn, diện tích vải thiều chính vụ là 170 ha, ước sản lượng 300 tấn.

Diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đảm bảo chất lượng ATTP 900ha; diện tích GlobalGAP đạt 455ha (duy trì 415ha, mở rộng 40ha), để phục vụ cho xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Mỹ, EU. Dự kiến, sản lượng vải thiều đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP khoảng 5.550 tấn.

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang trao đổi với các đơn vị xuất khẩu.

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang trao đổi với các đơn vị xuất khẩu.

Dự kiến năm 2024, khoảng 7.800 tấn (chiếm 50,3% tổng sản lượng) tiêu thụ tại thị trường nội địa, khoảng 7.700 tấn (chiếm 49,7% tổng sản lượng) phục vụ xuất khẩu chủ yếu sang các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU, Thái Lan, Campuchia, Hàn Quốc.

Hiện huyện Tân Yên đang quản lý 27 mã vùng trồng vải thiều phục vụ xuất khẩu, gồm: 17 mã vùng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với diện tích 856ha, sản lượng 10.200 tấn; 3 mã vùng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với diện tích 25ha, sản lượng 300 tấn; 2 mã vùng xuất khẩu sang Úc, diện tích 22ha, sản lượng 260 tấn; 2 mã vùng xuất khẩu sang thị trường Mỹ, diện tích 21,4ha, sản lượng 250 tấn; 3 mã vùng xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, diện tích 42ha, sản lượng 500 tấn.

Huyện Tân Yên đã chủ động kết nối, mời gọi các doanh nghiệp ký liên kết tiêu thụ, đã có khoảng 10 doanh nghiệp có kế hoạch và ký hợp đồng tiêu thụ vải xuất khẩu với người trồng vải và chuẩn bị tốt các điều kiện tham gia các chương trình, hội nghị xúc tiến do UBND tỉnh tổ chức; tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh.

Dự kiến năm 2024, huyện Tân Yên có 1.420 ha vải thiều, sản lượng khoảng 15.500 tấn, giá trị ước đạt 520 tỷ đồng.

Dự kiến năm 2024, huyện Tân Yên có 1.420 ha vải thiều, sản lượng khoảng 15.500 tấn, giá trị ước đạt 520 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, huyện cũng thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và hướng tới mô hình sản xuất hữu cơ, tiếp tục ứng dụng tốt hơn tiến bộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm trong canh tác nên chất lượng vải thiều năm nay cao hơn những năm trước và sản phẩm vải thiều sớm Tân Yên đã trở thành thương hiệu nổi tiếng có chỗ đứng trong nhiều năm ở thị trường các nước như: Trung Quốc, Nhật, ÚC, Hoa Kỳ.

Trong thời gian tới, huyện Tân Yên sẽ tiếp tục mở rộng diện tích mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói đối với các thị trường xuất khẩu, chuẩn hóa mẫu mã, bao bì sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, xây dựng chỉ dẫn địa lý, quản lý nhãn hiệu, đảm bảo quy trình sản xuất tạo ra sản phẩm quả vải chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Thanh Tuyền
VPBank chấp nhận thanh toán thẻ UnionPay trên EcomPay
Từ tháng 7, khách hàng sở hữu thẻ UnionPay đã có thể thanh toán dễ dàng tại các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng cổng thanh toán EcomPay của VPBank tại thị trường Việt Nam. UnionPay là tổ chức phát hành thẻ lớn nhất Trung Quốc.

SeABank đạt lợi nhuận hơn 3.238 tỷ đồng 6 tháng đầu năm
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã: SSB) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 3.238 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, số dư CASA tăng cao, đạt 20.038 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước.

Nhóm cổ phiếu định giá hấp dẫn để đầu tư
Các ngành chịu ảnh hưởng bởi biến động giá hàng hóa như vật liệu xây dựng, nông nghiệp và xuất khẩu, kỳ vọng sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận khả quan nhờ sự phục hồi thương mại toàn cầu. Ngoài ra, tăng trưởng lợi nhuận của ngành điện và hàng không sẽ cải thiện vào năm 2024 nhờ triển vọng kinh tế tốt hơn.

Đường sắt Hà Nội 'bốc hơi' lãi
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của CTCP Vận tải Đường sắt Hà Nội (mã: HRT) đạt 1.489 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ghi nhận hơn 40 tỷ đồng.

Kiểm kê đất đai cả nước từ ngày 1/8
Thời gian thực hiện kiểm kê từ ngày 1/8 - thời điểm có hiệu lực của ba Luật Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản. Số liệu được tính đến hết ngày 31/12/2024.

Hà Nội áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất mới từ 29/7
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024, áp dụng với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất thương mại dịch vụ; hệ số điều chỉnh giá đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản...

Khẩn trương hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 340/TB-VPCP của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh