Chuyên mục


10 ngân hàng tư nhân nộp ngân sách hơn 36.800 tỷ đồng

30/07/2024 15:45 (GMT +7)

Với nỗ lực tăng trưởng mạnh mẽ, nâng cao chất lượng tài sản và quản trị rủi ro, trong năm 2023, Top 10 ngân hàng tư nhân có số nộp ngân sách lớn nhất đã đóng góp tổng cộng hơn 36.800 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước.

Dựa trên số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2023 của các ngân hàng, 10 ngân hàng tư nhân có số nộp ngân sách lớn nhất đã đóng góp tổng cộng hơn 36.800 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước, tăng hơn 10.700 tỷ đồng so với năm 2022. Con số này cũng tương đương hơn 32% tổng lợi nhuận trước thuế của các nhà băng.

10 ngân hàng tư nhân đứng đầu về nộp ngân sách Nhà nước gồm Techcombank, VPBank, ACB, VIB, SHB, HDBank, TPBank, Sacombank, MSB, LPBank.

Top 10 ngân hàng TMCP tư nhân có số nộp ngân sách lớn nhất đã đóng góp tổng cộng hơn 36.800 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước

Top 10 ngân hàng TMCP tư nhân có số nộp ngân sách lớn nhất đã đóng góp tổng cộng hơn 36.800 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước

Đáng chú ý, nhiều ngân hàng trong Top 10 có mức nộp ngân sách tăng gấp đôi so với năm trước và tất cả các ngân hàng này đều có số nộp ngân sách trên 1.000 tỷ đồng.

Việc các ngân hàng đóng góp một phần lớn lợi nhuận vào ngân sách không chỉ giúp duy trì hoạt động của các dịch vụ công, mà còn tạo điều kiện cho việc đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đồng thời, số tiền nộp ngân sách lớn cũng là minh chứng cho sự ổn định và tăng trưởng của các ngân hàng, tạo niềm tin cho nhà đầu tư và khách hàng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế quốc gia nói chung.

Năm 2023 vừa qua là một năm kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Các ngân hàng đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thanh khoản và cuộc khủng hoảng trái phiếu doanh nghiệp kéo dài từ cuối năm 2022 sang đầu năm 2023. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn là những tổ chức kinh tế có quy mô lợi nhuận lớn nhất trong nền kinh tế. Theo Bảng xếp hạng PROFIT500 - Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2023, ngành ngân hàng có tới 6 đại diện nằm trong 10 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam và có 7 đại diện nằm trong 10 doanh nghiệp tư nhân lợi nhuận tốt nhất.

Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của ngàng ngân hàng, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đánh giá, về cơ bản các tổ chức tín dụng (TCTD) triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ được Chính phủ, NHNN giao tại chỉ thị, chương trình hành động của NHNN… Qua đó, kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp sớm phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tính đến sáng ngày 25/7/2024, đã có 565 doanh nghiệp đại diện 36,6% tổng giá trị vốn hóa trên HOSE, HNX và UPCoM đưa ra ước tính kết quả kinh doanh hoặc công bố cáo cáo tài chính cho quý II/2024. Trong đó, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của 565 doanh nghiệp này đạt 21,6% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng trưởng của quý I trước đó 16,7%. Nhóm Tài chính tiếp tục đóng góp chính vào mức tăng trưởng này với lợi nhuận sau thuế tăng 34,2% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ Ngân hàng.

Theo dự báo, ngành ngân hàng Việt Nam năm 2024 được đánh giá tích cực nhờ vào các yếu tố hỗ trợ từ chính sách tiền tệ và nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng tiền tệ, giữ lãi suất điều hành ở mức thấp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, giúp các ngân hàng có điều kiện mở rộng tín dụng và cải thiện lợi nhuận. 

Tuy nhiên, ngành ngân hàng Việt Nam cũng đối mặt với không ít thách thức trong năm 2024. Biến động thị trường tài chính toàn cầu, rủi ro lạm phát và xu hướng tăng trở lại của lãi suất đầu vào là những yếu tố cần được quản lý chặt chẽ. Rủi ro nợ xấu, mặc dù đã được kiểm soát tốt hơn, nhưng vẫn là một mối lo ngại cần được giám sát thường xuyên để đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng.

Đức Khôi
Chủ tịch Novaland Bùi Thành Nhơn: Chúng tôi trân trọng những điều quý giá nhất
Ngày 18/9/2024, Tập đoàn Novaland đón sinh nhật lần thứ 32 ở thời điểm khó khăn và thách thức lớn nhất.

Khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 96/CĐ-TTg ngày 16/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Cao Bằng khôi phục hệ thống giao thông vận tải sau mưa lũ
Cao Bằng đã giải tỏa các điểm nghẽn giao thông, đảm bảo việc đi lại của nhân dân sau khi mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 3 khiến hơn 1.000 điểm trên các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ trên địa bàn bị sạt lở.

2 dịch vụ sự nghiệp công thiết yếu sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực tài chính
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 970/QĐ-TTg ngày 13/9/2024 ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực tài chính.

Thông qua đề án thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương
Với 17/17 phiếu đồng ý, Hội đồng thẩm định thống nhất đề nghị cấp có thẩm quyền thành lập TP Huế trực thuộc trung ương trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế và thống nhất với phương án sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính trực thuộc TP Huế trực thuộc trung ương.

SeABank liên tục tăng hạng trong Top 1.000 Ngân hàng thế giới
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) năm thứ 3 liên tiếp nằm trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới 2024” (Top 1000 World Banks 2024) do Tạp chí The Banker bình chọn với xếp hạng thứ 752, tăng 19 bậc so với năm 2023 và tăng 169 bậc so với năm 2022.

Đẩy nhanh đầu tư 3 dự án cao tốc tại Lâm Đồng, Khánh Hòa
Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, các dự án cao tốc kết nối nội vùng, liên vùng có vai trò hết sức quan trọng nhằm khai thác tiềm năng của Lâm Đồng, các tỉnh Tây Nguyên và những khu vực khác.