Chuyên mục


Xuất khẩu dệt may khởi sắc

11/03/2022 10:31 (GMT +7)

Đầu năm 2022, xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã có sự khởi đầu thuận lợi khi đơn hàng xuất khẩu dồi dào, đến nhiều thị trường lớn như Mỹ, EU.

Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 01/2022, xuất khẩu hàng dệt may đạt 3,57 tỷ USD, giảm 1,2% so với tháng 12/2021 nhưng tăng 34,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Về thị trường, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 1,85 tỷ USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 51,9% tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. EU là thị trường tiếp theo, tiêu thụ 382 triệu USD, tăng 39,1%; Hàn Quốc tiêu thụ 314 triệu USD, tăng 33,4%.

Một số doanh nghiệp dệt may lớn của Việt Nam như May 10 ( M10), Sợi Thế Kỷ (STK) cho biết đều có đơn hàng cho đến quý II và quý III. Năm 2022, các doanh nghiệp này cũng sẽ tăng tốc đẩy mạnh tiếp cận thị trường châu Âu. Nhờ tận dụng những ưu đãi về thuế quan từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Anh quốc (UKVFTA).

Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 1,85 tỷ USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm 51,9% tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước

Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 1,85 tỷ USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm 51,9% tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) dự báo tín hiệu tích cực trong năm 2022 là các thị trường lớn như Mỹ, EU đã mở cửa trở lại. Hiệp hội xây dựng mục tiêu cho năm 2022 theo 3 kịch bản. Thứ nhất, với kịch bản tích cực nhất tình hình dịch bệnh được kiểm soát cơ bản vào quý I/2022, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 42,5 – 43,5 tỷ USD.

Kịch bản trung bình, tình hình dịch bệnh được kiểm soát giữa năm, tổng kim ngạch xuất khẩu hướng đến là 40 – 41 tỷ USD.

Với kịch bản thấp nhất, trường hợp dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, kéo dài đến cuối năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng đạt 38 – 39 tỷ USD.

Bên cạnh những dấu hiệu tích cực thì xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn còn những rủi ro tiềm ẩn. Theo VITAS, doanh nghiệp dệt may trong nước sẽ phải đối mặt với hàng loạt thách thức từ nội tại như bất lợi về tỷ giá khiến dệt may Việt Nam giảm sức cạnh tranh trước các đối thủ, dịch bệnh khiến tình trạng doanh nghiệp thiếu lao động trở thành vấn đề nan giải.

Hiện, giá nhiên liệu tăng kéo theo chi phí vận tải tăng cao, đồng thời tình trạng thiếu container vẫn đang là nút thắt lớn cần tháo gỡ.

Hiệp hội dự báo phải đến nửa cuối năm 2022 khi số lượng container đóng mới được cung cấp ra thị trường vấn đề vận tải mới bắt đầu được giải quyết. Logistics tiếp tục là những khó khăn tác động không nhỏ đến xuất khẩu nói chung và ngành dệt may nói riêng trong năm 2022.

Các chuyên gia dự đoán, giá sợi bông và sản lượng sản xuất sẽ tăng trong 6 tháng đầu năm 2022, nhưng biên lợi nhuận gộp của các công ty sản xuất sợi bông có thể sẽ điều chỉnh trong nửa cuối năm. Theo đó, ước tính hầu hết các công ty sản xuất hàng may mặc sẽ có biên lợi nhuận gộp giảm so với năm 2021 do chi phí vải đầu vào cao trong 6 tháng đầu năm 2022.

Hiện, xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn phụ thuộc lớn vào 2 thị trường chính là Trung Quốc (chiếm 70,9% xuất khẩu mặt hàng sợi) và Mỹ (chiếm 56,2% xuất khẩu hàng may mặc, thời trang). Do đó, bất kỳ thay đổi nào ở 2 thị trường này cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngành dệt may Việt Nam.

Ngoài ra, xung đột giữa Nga và Ucraina cũng đang có những tác động gián tiếp đến ngành dệt may Việt Nam. Lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây lên Nga khiến các đơn hàng của một số doanh nghiệp dệt may có đối tác tại Nga đang bị ngưng trệ, chưa thể xuất được.

Kim Khánh
Danata sẵn sàng chặng đường triển vọng
Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ Đà Nẵng (Danata) vừa tổ chức Lễ ra mắt Ban chấp hành mới nhiệm kỳ 2021-2026 và kết nạp thêm 19 hội viên mới, nâng tổng số thành viên Hiệp hội lên gần 70 doanh nghiệp.

Kiểm tra khoản lãi của Hanoi Metro
Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 được công bố gần đây, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã đạt lợi nhuận sau thuế hơn 13,1 tỷ đồng, tăng gấp gần 6 lần so với năm 2022.

Cần Thơ thông xe 2 cây cầu trăm tỷ
Sở Giao thông Vận tải thành phố Cần Thơ vừa tổ chức Lễ khánh thành cầu Cờ Đỏ và cầu Tây Đô với tổng kinh phí đầu tư gần 360 tỷ đồng.

Vietnam Airlines vào top khu vực về chuẩn giờ bay
Theo báo cáo mới nhất của Cirium, tổ chức phân tích dữ liệu hàng không uy tín hàng đầu thế giới, Vietnam Airlines đã lọt vào top 5 hãng hàng không có tỷ lệ đúng giờ cao nhất châu Á - Thái Bình Dương trong tháng 4/2024.

Gần 5.000 tỷ đồng mở rộng nhà ga quốc tế T2 Nội Bài
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam vừa khởi công dự án mở rộng Nhà ga T2 - Cảng HKQT Nội Bài trị giá gần 5.000 tỷ đồng nhằm giảm tải và nâng cao chất lượng dịch vụ của sân bay quan trọng bậc nhất này.

Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam và Hiệp hội vận tải container Thẩm Quyến tăng cường quan hệ hợp tác
Ngày 18/5, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam và Hiệp hội vận tải container Thẩm Quyến đã tổ chức Hội nghị giao lưu tại Hà Nội. Sự kiện này nhằm tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp thành viên của hai hiệp hội.

Công bố báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023 với nhiều nội dung mới
Sáng 16/5, Bộ Công Thương công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023 với nhiều nội dung mới.