Chuyên mục


Top địa phương tăng trưởng GRDP ấn tượng nhất

05/07/2024 12:48 (GMT +7)

Bắc Giang, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Hà Nam, Hải Phòng và Trà Vinh là những địa phương có tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt trên 10%, cao nhất cả nước trong 6 tháng đầu năm.

Theo Tổng cục thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm tăng 6,42%, chỉ thấp hơn tốc độ tăng 6,58% của sáu tháng đầu năm 2022 trong giai đoạn 2020 - 2024. Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,38%, đóng góp 5,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,51%, đóng góp 44,28%; khu vực dịch vụ tăng 6,64%, đóng góp 49,76%.

Bắc Giang tiếp tục dẫn đầu về tăng GRDP trong 6 tháng đầu năm

Bắc Giang tiếp tục dẫn đầu về tăng GRDP trong 6 tháng đầu năm

Xét theo từng địa phương, Bắc Giang là hiện là địa phương có tăng trưởng kinh tế dẫn đầu cả nước với GRDP trong 6 tháng đầu năm ước đạt 14,4%. Khu vực công nghiệp - xây dựng tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao và là động lực chính tác động đến tăng trưởng, ước tính tăng 18,11%, đóng góp 12,71 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.

Khánh Hòa là địa phương có tăng trưởng GRDP cao thứ hai cả nước, với mức tăng 12,73% và dẫn đầu vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung. Nhiều chỉ tiêu kinh tế khác cũng tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 46,36%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 10,25%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 15,14%; doanh thu du lịch tăng 96,82%; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 16,85%.

Thanh Hóa đứng thứ ba với tốc độ GRDP tăng 11,49%, đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ. Trong đó, sản xuất công nghiệp vẫn duy trì đà phát triển tốt ước đạt 21,1%; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 15,8% so với cùng kỳ. Hoạt động du lịch cũng khởi sắc với tổng lượng khách du lịch 6 tháng ước đạt 9.780,6 nghìn lượt, tăng 16,1% so với cùng kỳ.

Hà Nam đứng vị trí thứ 4 với tốc độ GRDP tăng 11,35% so với cùng kỳ năm 2023, cao nhất kể từ năm 2021 trở lại đây và đứng đầu trong khu vực Đồng bằng Sông Hồng. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp, xây dựng vẫn giữ vai trò chủ đạo, ước đạt 17.443,9 tỷ đồng, tăng 13,26% so với cùng kỳ.

Hải Phòng đứng vị trí thứ 5 với tăng trưởng GRDP là 10,93%, đứng thứ hai vùng đồng bằng Sông Hồng. Sản xuất công nghiệp khởi sắc và đạt được kết quả tích cực, quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 13,31%, quý II tăng 17,12%). Trong đó ngành chế biến chế tạo tiếp tục là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng chung của toàn ngành với mức tăng 15,59%, đóng góp 14,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

Trà Vinh đứng thứ 6 với GRDP ước đạt 10,27%, đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là mức tăng trưởng cao nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay của địa phương này. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 6 giảm 3,5% so với tháng trước nhưng lũy kế 6 tháng vẫn tăng 58,87% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất 6 tháng ước đạt hơn 20.400 tỷ đồng, đạt 50,73% kế hoạch, tăng 20,12%.

Theo bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia, Tổng cục Thống kê, những tỉnh, thành phố đạt tốc độ tăng trưởng GRDP cao nhất trong 6 tháng đầu năm 2024 là những địa phương có đóng góp lớn của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Ngoài những địa phương dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng GRDP, trong 6 tháng, có 5 địa phương có tỷ trọng đóng góp vào GDP cả nước lớn, có tốc độ tăng trưởng GRDP cao, vượt mức tăng GDP trung bình của cả nước. Cụ thể, TP HCM chiếm 15,75% GDP cả nước, đạt tốc độ tăng trưởng 6,5%; tỉnh Đồng Nai chiếm 4,23% GDP cả nước, đạt tốc độ tăng trưởng 6,8%; TP Hải Phòng chiếm 3,71% cả nước, đạt tốc độ tăng trưởng 10,32%; tỉnh Quảng Ninh chiếm 2,97% GDP cả nước, đạt tốc độ tăng trưởng 9% và tỉnh Thanh Hóa chiếm 2,75% GDP cả nước, đạt tốc độ tăng trưởng 11,49%.

Thanh Minh
Đầu tư 2 bến khởi động cảng nước sâu Nam Đồ Sơn
Bộ Giao thông - Vận tải phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng thành phố Hải Phòng lập hồ sơ trình Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư 2 bến khởi động khu bến cảng Nam Đồ Sơn trong năm 2026, hoàn thành và đưa vào khai thác trước năm 2030.

SHB miễn phí đổi thẻ từ sang thẻ chip đạt chuẩn VCCS
Nhằm nâng cao tính bảo mật và an toàn trong giao dịch thẻ, SHB sẽ hỗ trợ khách hàng chuyển đổi thẻ ATM công nghệ từ sang thẻ công nghệ chip đạt chuẩn VCCS với chi phí “0 đồng”. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu trong việc đảm bảo an toàn giao dịch thẻ cho khách hàng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Một doanh nghiệp hàng không chi 285 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông
CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (mã: SCS) cho biết ngày 24/12 tới đây sẽ là ngày đăng ký cuối cùng tạm ứng cổ tức đợt 1/2024 bằng tiền cho cổ đông, tỷ lệ 30%/cp (1 cổ phiếu được nhận 3.000 đồng).

Lọc hóa dầu Bình Sơn niêm yết cổ phiếu trên HOSE
Ngày 12/12, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa công bố chấp thuận đăng ký niêm yết cho hơn 3,1 tỷ cổ phiếu của CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) được niêm yết trên HoSE. Công ty là công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), tỷ lệ sở hữu của PVN tại BSR là 92,13%.

Vàng miếng SJC bật tăng 1,5 triệu đồng/lượng
Giá vàng trong nước hôm nay 11/12 tăng tới 1,5 triệu đồng/lượng, lên mức 84,6 - 87,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Công khai giải ngân vốn đầu tư công các dự án quan trọng quốc gia
Theo Bộ Tài chính, đến hết ngày 30/11/2024 các dự án quan trọng quốc gia, dự án giao thông liên vùng, dự án xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển đã giải ngân 82.336 tỷ đồng, đạt 50,96% kế hoạch năm, thấp hơn ước tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước (60,43%).

Thủ tướng đề nghị tập đoàn xây dựng hàng đầu thế giới tham gia các dự án lớn về hạ tầng giao thông
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có buổi làm việc với đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp, tập đoàn dòng họ Nghiêm, dòng họ Trang từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa dẫn đầu đang thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.