Chuyên mục


Quảng bá gạo ST24, ST25 tại ASEAN

07/05/2022 19:08 (GMT +7)

Công tác quảng bá gạo mang thương hiệu Việt cần tăng cường, đẩy mạnh tại ASEAN nhất là Indonesia. Hiện tại, người dân nước này ít biết tới thương hiệu gạo Việt so với gạo Thái Lan

Trong phiên tư vấn xuất khẩu gạo sang thị trường ASEAN vào ngày 5/5 vừa qua, các tham tán thương mại Việt Nam nhận xét nước ta đang cạnh tranh trực tiếp với gạo Thái Lan tại ASEAN, một thị trường ngày càng khó tính về chất lượng và cạnh tranh về giá cả. 

Tuy nhiên công tác quảng bá gạo mang thương hiệu Việt cần tăng cường, nhiều đơn vị nhập khẩu lớn của Indonesia chưa biết gạo ST24, ST25

Tuy nhiên công tác quảng bá gạo mang thương hiệu Việt cần tăng cường, nhiều đơn vị nhập khẩu lớn của Indonesia chưa biết gạo ST24, ST25

Cụ thể, với số dân gần 700 triệu dân, ASEAN là thị trường có nhiều nét tương đồng về văn hoá, lối sống... với Việt Nam. Đây cũng là thị trường nhập khẩu nhiều loại hàng hoá, nông sản từ Việt Nam, trong đó có gạo.

Trong đó, Philippines là thị trường tiêu thụ gạo Việt lớn nhất, tiếp theo là Indonesia. Thu nhập bình quân đầu người của Indonesia gần 4.350 USD một người một năm đồng nghĩa với việc xu hướng tìm mua các loại gạo chất lượng cao của người dân cũng ngày càng tăng. Hiện tại, gạo Việt đang được tiêu thụ mạnh ở hai kênh là chợ truyền thống và siêu thị của Indonesia nhưng người dân nước này ít biết tới thương hiệu gạo Việt so với gạo Thái Lan.

Tham tán thương mại Việt Nam cho biết năm 2020, sản lượng gạo Việt Nam và Thái Lan nhập khẩu tương đương nhau, nhưng hiện gạo Việt có xu hướng vượt lên do chất lượng và giá cạnh tranh. Cơ cấu gạo Việt xuất khẩu đang chuyển dịch theo hướng tăng các loại gạo thơm, gạo đặc sản, hay gạo trắng chất lượng cao. Gạo Việt đang cạnh tranh trực tiếp với gạo Thái Lan ở phân khúc cao tại thị trường này.

Tham tán cũng đánh giá các loại gạo đặc sản như ST24, ST25 hoàn toàn có thể cạnh tranh trong thời gian tới. Tuy nhiên công tác quảng bá gạo mang thương hiệu Việt cần tăng cường, nhiều đơn vị nhập khẩu lớn của Indonesia chưa biết gạo ST24, ST25.

 Lợi thế cạnh tranh về giá sẽ không còn, thay vào đó phải là chất lượng khi gạo Thái Lan đang ngày một "lấn sân" ở thị trường Indonesia. Hơn nữa, việc Chính phủ Indonesia thay đổi chiến lược phát triển lúa gạo theo hướng tăng tự chủ nguồn cung gạo từ nội địa, chỉ cho nhập những loại gạo chất lượng cao 0-5% tấm và gạo 100% tấm phục vụ sản xuất công nghiệp. Việc này sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Ngoài ra, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Singapore nhận xét đây là thị trường xuất khẩu tiềm năng của gạo Việt Nam, nhưng hiện lượng gạo xuất sang nước này mới đạt 0,15% hàng hoá nông sản xuất khẩu. Nhu cầu gạo của Singapore là rất lớn nhưng thị trường này khá khó tính trong chọn lựa sản phẩm nhập khẩu. Họ thường "chuộng" các loại gạo chất lượng cao dù giá thành đắt hơn nhiều loại thường.

Mặt khác, Đại diện Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, chủng loại gạo xuất sang Philippines hay Indonesia chủ yếu là gạo trắng độ tấm 20-25%. Đây là loại gạo phẩm chất lượng, cạnh tranh chủ yếu với các nước xuất khẩu khác về giá. Gạo Việt ở phân khúc này chịu cạnh tranh quyết liệt từ các nước Myanmar, Pakistan và Ấn Độ...

Vì thế, từ năm 2020 ngành gạo Việt Nam đang giảm dần sản xuất và xuất khẩu các loại gạo trắng thường sang các loại gạo chất lượng cao 0-5% tấm. Tỷ trọng sản xuất gạo ở phân khúc cao tăng từ 35% lên 75%, nhờ gạo Việt xuất khẩu được giá.

Hiện tại, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo đến năm 2030. Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu sang ASEAN, đại diện Cục Xúc tiến thương mại cho rằng ngành gạo cần rà soát lại nhu cầu nhập khẩu của từng khách hàng, xác định những thị trường tiêu thụ gạo phẩm cấp thường với giá rẻ, thị trường tiêu thụ gạo cao cấp, gạo thơm...

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng cần chú trọng các chính sách thương mại với các nước trong khu vực, tận dụng tối đa những lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với các đối tác trên thế giới.

Đồng thời, các doanh nghiệp được khuyến cáo tiếp tục cải thiện trình độ công nghệ nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, tăng cường thương mại dịch vụ và đầu tư, tăng lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.

Diệu An
Đề xuất quy định lãi suất tiền gửi
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Thông tư quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh
Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh doanh tháo gỡ khó khăn và bổ sung nguồn vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Cùng VPBank ươm mầm thịnh vượng cho cộng đồng
VPBank sẽ trích ra số tiền lên tới 1,8 tỷ đồng từ mỗi sổ tiết kiệm mở mới hoặc giao dịch trên VPBank NEO (thỏa mãn điều kiện) để đóng góp vào Quỹ Tấm lòng Việt, cùng chương trình Cặp lá yêu thương nối dài ước mơ tới trường cho các em nhỏ vùng cao.

Bắc Ninh triển khai loạt giải pháp tạo đà tăng trưởng kinh tế
Kinh tế trong nước và thế giới dần hồi phục nhưng kinh tế tỉnh Bắc Ninh vẫn đang đối mặt với những thách thức không nhỏ.

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Novaland đã hoàn thành cơ cấu phần lớn các khoản nợ
Ngày 25/04/2024, tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024, Novaland đã báo cáo tình hình hoạt động năm 2023, thông qua mục tiêu kinh doanh cho năm 2024 cũng như trình bày chiến lược triển khai cho những năm tiếp theo. Trong năm nay, các Dự án trọng điểm như Aqua City,

Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 34 lô vàng
Có 11 đơn vị bao gồm 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp tham gia phiên đấu thầu vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng nay (23/4), tuy nhiên chỉ có 2 đơn vị trúng thầu.