Chuyên mục


Phân luồng giao thông phục vụ Lễ hội chùa Tây Phương

13/04/2024 14:48 (GMT +7)

Lực lượng chức năng huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã tổ chức phân luồng phương tiện, đảm bảo giao thông thông suốt trong thời gian diễn ra Lễ hội chùa Tây Phương.

CSGT phân luồng khu vực tỉnh lộ 419 trước cổng vào chùa

CSGT phân luồng khu vực tỉnh lộ 419 trước cổng vào chùa

Sáng 13/4, tại di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Tây Phương (xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất) đã diễn ra Lễ khai hội truyền thống và kỷ niệm 10 năm đón bằng di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Tây Phương (2014 -2024). Năm nay, thời gian diễn ra lễ hội từ ngày 9/4 đến hết ngày 18/4 (tức mùng 1 đến hết ngày mùng 10 tháng 3 năm Giáp Thìn), trong đó chính hội vào ngày mùng 6 tháng 3 âm lịch.

Để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông phục vụ cho các hoạt động được tổ chức và tạo điều kiện cho nhân dân trên địa bàn huyện cũng như du khách thập phương đến Lễ hội thuận lợi, an toàn, UBND huyện Thạch Thất thông báo việc cấm các phương tiện và phân luồng giao thông như sau:

Từ 6h30 đến 22h30 các ngày 9/4 đến hết ngày 18/4, cấm tất cả các phương tiện đi qua khu vực cổng chùa Tây Phương.

Ban tổ chức cấm các phương tiện vào khu vực diễn ra lễ hội

Ban tổ chức cấm các phương tiện vào khu vực diễn ra lễ hội

Các phương tiện từ phía tỉnh lộ 419 vào xã Cần Kiệm, đi theo đường bê tông nhựa qua xóm Lải - xóm Nhà Thờ - xóm Hòa - xóm Cộng; các phương tiện từ phía xã Cần Kiệm ra tỉnh lộ 419, đi theo đường bê tông nhựa qua xóm Cộng - xóm Hòa - xóm Nhà Thờ - xóm Lải hoặc đi theo đường H14 từ thôn Phú Hoà, xã Bình Phú – thôn Phú Đa 1, xã Cần Kiệm.

Các phương tiện đi từ phía xã Cần Kiệm ra tỉnh lộ 419, đi theo đường H14 từ thôn Phú Đa 1, xã Cần Kiệm - thôn Phú Hoà, xã Bình Phú.

Các phương tiện ưu tiên, có thẻ của Ban tổ chức theo quy định được đi vào Lễ hội, các phương tiện còn lại đến dự Lễ hội phải gửi vào các điểm trông giữ theo sự chỉ dẫn của Ban tổ chức.

Chùa Tây Phương, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất

Chùa Tây Phương, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất

Theo đánh giá của các nhà khoa học, di tích chùa Tây Phương là một ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam còn bảo tồn, lưu giữ được hệ thống tượng phật là những kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc cổ của Việt Nam. Trong sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng, chùa Tây Phương có giá trị vô cùng to lớn, lan tỏa tới đông đảo phật tử nhân dân trong huyện cũng như du khách thập phương.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hồng - Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất, lễ hội chùa Tây Phương là nét đẹp văn hóa truyền thống, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Thạch Thất cũng như du khách phật tử thập phương. Việc tổ chức lễ khai hội chùa Tây Phương với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, là dịp để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về mảnh đất, con người và những giá trị di sản văn hóa đặc sắc của Thạch Thất.

Ni sư Thích Đàm Thủy - trụ trì chùa Tây Phương

Ni sư Thích Đàm Thủy - trụ trì chùa Tây Phương

5K6A0060
Một số tượng pháp cổ tại chùa Tây Phương

Một số tượng pháp cổ tại chùa Tây Phương

"Với những giá trị, kiến trúc lịch sử và tôn giáo, năm 1962 chùa Tây Phương đã được Bộ Văn hóa TT&DL công nhận là di tích lịch sử văn hóa Quốc gia, tới năm 2014 được xét xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt. Năm 2015, bộ tượng phật chùa Tây Phương thời Tây Sơn niên đại cuối thế kỷ 18 được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Năm 2022, di tích Quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương được UBND TP Hà Nội công nhận là điểm đến du lịch của Thành phố. Đây là niềm tự hào, trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thạch Thất", Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất nói.

5K6A0009
Các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ được trưng bày, giới thiệu tại không gian khu di tích

Các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ được trưng bày, giới thiệu tại không gian khu di tích

Cũng trong dịp này, UBND huyện Thạch Thất cũng tổ chức Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa địa phương. Các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ của bà con nhân dân xã Canh Nậu và nhiều xã khác của huyện cũng được trưng bày, giới thiệu với du khách.

Đức Mạnh
Đặc sắc “Sắc màu di sản văn hoá biển Hải Phòng - Quảng Ninh”
Triển lãm chuyên đề “Sắc màu Di sản văn hoá biển Hải Phòng - Quảng Ninh” là dịp để 2 địa phương cùng giới thiệu những đặc trưng di sản văn hóa biển, quảng bá, tôn vinh các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, sản phẩm du lịch độc đáo tới du khách tham quan trong và ngoài nước.

'Trend mới' của Phú Quốc
Sun Group vừa ra mắt nhà hàng bia Sun Bavaria Bistro tại bãi biển trung tâm thị trấn, mang đến một không gian lễ hội Oktoberfest 365 ngày trong năm, với hương vị bia thủ công chuẩn Đức cùng hàng loạt show diễn sôi động giữa lòng Phú Quốc.

Điều chỉnh quy định kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân tại cửa khẩu
Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 59/2024/TT-BCA ngày 07/11/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 74/2020/TT-BCA ngày 1/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025.

Thỏi nam châm hút dòng tiền cho nhà phố Vinhomes Global Gate
Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia (Đông Anh, Hà Nội) hoàn thành vào tháng 7/2025 sẽ là biểu tượng mới của Thủ đô, tạo thêm động lực tăng trưởng, đồng thời là lực đẩy kích hoạt làn sóng nhà đầu tư đổ về Vinhomes Global Gate khai thác “mỏ vàng” từ nền kinh tế Expo.

50 sắc thái hoa sen đá trong lễ hội độc đáo tại Fansipan
Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.

Đắm chìm vào mùa hồng chín trĩu quả Mộc Châu
Cuối thu đầu đông là thời điểm thích hợp để du khách ghé thăm Mộc Châu, nơi của những loài hoa đua nhau khoe sắc và còn được đắm chìm trong bức tranh rực rỡ sắc cam, những vườn hồng chín rộ trĩu quả. Tô điểm thêm nét đẹp của vùng trời Tây Bắc.

Công dân Việt Nam được du lịch miễn thị thực đến 51 quốc gia
Theo công bố mới nhất từ Henley Passport Index trong quý III/2024, hộ chiếu Việt Nam hiện được chấp nhận miễn thị thực tại 51 điểm đến trên toàn cầu.