Chuyên mục


Ngân hàng “gỡ khó” cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ

08/05/2023 14:45 (GMT +7)

Với những doanh nghiệp do phụ nữ dẫn dắt và điều hành, việc vay vốn ngân hàng phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động đã và đang có thêm nhiều chính sách ưu tiên và hỗ trợ.

Hơn 26% doanh nghiệp tại Việt Nam do nữ làm chủ

Theo Báo cáo Chỉ số Nữ doanh nhân của Mastercard năm 2021 (MIWE 2021), doanh nghiệp do nữ làm chủ chiếm 26,5% tổng số doanh nghiệp trên cả nước; Việt Nam xếp thứ 9 trên 58 nền kinh tế được nghiên cứu về số lượng phụ nữ trong vai trò lãnh đạo và tham gia vào lực lượng lao động. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp này thuộc phạm vi siêu nhỏ, 42% là vừa và nhỏ, và chỉ có 1% là doanh nghiệp lớn.

Báo cáo này cũng cho rằng, tổng giải ngân cho những doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ chỉ đạt được 5% tổng khoản vay dành cho các doanh nghiệp nhỏ. Dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, 87% nữ chủ doanh nghiệp đối mặt với tác động tiêu cực và các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ có nguy cơ đóng cửa cao hơn so với các doanh nghiệp do nam giới lãnh đạo (khoảng 7%).

Còn theo thống kê của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), khả năng tiếp cận vốn của các nữ lãnh đạo doanh nghiệp SME tại Việt Nam thấp hơn nam giới ở vị trí tương đương.

Là chủ doanh nghiệp kinh doanh điện mặt trời, quy mô 2ha trải dài trên 20 điểm, bà Dương Thị Mỹ Trang - Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ cao Nguyên Thịnh (TP. Buôn Ma Thuột, Đắc Lắk) cho biết, nếu trước khi Covid-19, việc bán điện mang lại doanh thu cho công ty lên tới hàng trăm tỷ đồng/năm thì sau đó tất cả gần như trở về số 0.

Dịch bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty. Vì Covid-19, sản lượng điện làm ra không tiêu thụ hết nên bắt buộc tôi phải cắt giảm công suất, điều này kéo theo cắt giảm mọi chi tiêu khác liên quan đến nhân công, tiền lương, chi phí hoạt động. Sau này khi bình thường trở lại, doanh nghiệp lại lâm vào cảnh thiếu hụt về vốn do không có dòng tiền. Tôi cảm thấy vô cùng áp lực”, bà Trang thở dài.

Bên cạnh những khó khăn chung về môi trường và biến động của nền kinh tế, các chuyên gia nhận định, việc các doanh nghiệp nữ chủ gặp thiệt thòi trong việc tiếp cận cơ hội, phát triển sự nghiệp, tiếp cận dịch vụ tài chính từ hệ thống ngân hàng còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: một số doanh nghiệp vi mô thường hoạt động theo kiểu tự phát, thiếu các chuẩn mực về quản lý chuyên nghiệp nên vận hành không ổn định, thiếu tài sản đảm bảo hợp lệ, bất bình đẳng giới…

Ngân hàng trao giải pháp tốt nhất cho các nữ doanh nhân

Với mục tiêu gỡ khó, từ đó mở ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp nữ chủ, góp phần thúc đẩy phát triển cân bằng tại Việt Nam, từ năm 2021, nhiều ngân hàng thương mại đã tiên phong cấp vốn và triển khai hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp nữ chủ theo dự án “Hỗ trợ giảm thiểu tác động của COVID-19 cho WSME”, với nguồn ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

Ví như tại Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB), các doanh nghiệp nữ chủ đang gặp khó khăn bởi Covid-19 được ngân hàng này miễn phí cơ cấu khoản vay, hỗ trợ 6 tháng tiền lãi (đối với khách hàng thuộc diện cần cấu trúc nợ); tài trợ phí cam kết rút vốn lên đến 8% giá trị khoản vay (đối với các khách hàng vay mới), đồng thời được miễn, giảm toàn bộ các loại phí liên quan… Giá trị khoản hỗ trợ này lên đến 10.000 USD, trích từ nguồn tài trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

Sau khi tiếp cận với gói vốn ưu đãi của SHB, Công ty Nguyên Thịnh đã phần nào vượt qua được khó khăn, có nguồn tiền để trả lương nhân viên, đầu tư máy móc, thiết bị, qua đó hồi phục doanh thu khoảng 70 - 80% so với trước dịch. Đặc biệt, bà Trang còn được SHB hỗ trợ tư vấn, đào tạo nâng cao kỹ năng quản trị doanh nghiệp, giúp nữ CEO này áp dụng cách điều hành và quản trị doanh nghiệp hiện đại vào công ty mình.

Bà Dương Thị Mỹ Trang - Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ cao Nguyên Thịnh

Bà Dương Thị Mỹ Trang - Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ cao Nguyên Thịnh

 “Đó là sự hỗ trợ quý giá. Nhờ ngân hàng trợ lực cả về tài chính và phi tài chính nên tôi đã nhẹ gánh hơn rất nhiều. Đặc biệt, tôi còn được tiếp cận thêm các ưu đãi dịch vụ có lợi khác như chi lương nhân viên, chuyển tiền nội địa… góp phần đẩy nhanh quá trình giao thương”, bà Trang vui mừng chia sẻ.

Để giao dịch tài chính thuận lợi, SHB dành nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp nữ chủ như tặng tài khoản số đẹp đẳng cấp cho doanh nghiệp và lãnh đạo, miễn phí 100% dịch vụ chi hộ lương, miễn phí toàn bộ gói internet banking, phí chuyển tiền trong nước, miễn phí gói Combo tài khoản thanh toán Standard và phí sử dụng trong vòng 6 tháng.

 “Trao quyền làm chủ kinh tế cho phụ nữ vừa thúc đẩy bình đẳng giới vừa là động lực cho sự phát triển bền vững doanh nghiệp và nền kinh tế. Chúng tôi hy vọng Dự án Hỗ trợ giảm thiểu tác động của COVID-19 cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ (WSME) sẽ là nguồn động lực lớn cho các nữ doanh nhân, đồng hành cùng họ xử lý các khó khăn về nguồn vốn, nâng cao năng lực quản trị, gia tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.”, đại diện SHB chia sẻ.

SHB kỳ vọng với những giải pháp hỗ trợ kịp thời, nhóm doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ sẽ phát huy được thế mạnh, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh

SHB kỳ vọng với những giải pháp hỗ trợ kịp thời, nhóm doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ sẽ phát huy được thế mạnh, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh

Tính đến hết năm 2022, SHB là ngân hàng dẫn đầu trong số 5 ngân hàng tham gia dự án của ADB với tổng số tiền viện trợ không hoàn lại đã rút từ ADB để hỗ trợ trực tiếp cho khách hàng là 1.700.000 USD (tương đương gần 40 tỷ VND).

Mới đây, SHB đã ký hợp đồng hợp tác tín dụng với IFC trị giá 120 triệu USD nhằm phát triển danh mục cho vay SMEs, trong đó có các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và những doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng.

Kỳ vọng với nguồn vốn ưu đãi từ IFC và các giải pháp hỗ trợ kịp thời từ SHB, nhóm doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ sẽ phát huy được nhiều hơn nữa thế mạnh, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, hướng tới phát triển bền vững.

Kim Khánh
Cấm phân lô, bán nền hơn 100 thành phố và thị xã
Kể từ ngày 1/1/2025, 105 thành phố, thị xã thuộc 63 tỉnh, thành trên khắp cả nước sẽ không được phân lô, bán nền theo quy định mới của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Hóa dầu Petrolimex dự kiến cổ tức tối thiểu 10%
Năm 2024, Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex-CTCP (PLC) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 140 tỷ đồng; chỉ tiêu cổ tức tối thiểu 10%.

Vàng giảm mạnh trước giờ đấu thầu
Sáng nay (23/4), giá vàng trong nước giảm mạnh theo giá vàng thế giới.

SHB được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
Đây là lần thứ hai liên tiếp SHB là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”.

LPBank sẽ đổi tên, mở rộng bán lẻ ở nông thôn
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, mã: LPB) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2024 tăng 50% so với cùng kỳ, đạt 10.500 tỷ đồng.

NHNN hoãn đấu thầu vàng miếng sang 23/4
Sáng nay (ngày 22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoãn đấu thầu vàng miếng như dự kiến và sẽ triển khai vào 10h sáng thứ Ba ngày 23/4.

Bất động sản ven sông Đà Nẵng: Đã có những 'mảnh ghép' xứng tầm
Quy hoạch phân khu ven sông Hàn và bờ Đông chính thức được phê duyệt, mở ra kỳ vọng về diện mạo mới của khu vực trung tâm Đà Nẵng.