Một quyết định lạ của Cục hàng không!
Bất ngờ đóng một đường băng của sân bay Tân Sơn Nhất đúng lúc Chính phủ cho mở lại tất cả các đường bay quốc tế, không hạn chế tần suất bay và mở cửa lại du lịch,…có hợp lý?
Vài ngày trước, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, từ 14h00 ngày 21/2/2022 đường băng đường 25R/07L Cảng HKQT Tân Sơn Nhất sẽ tạm đóng cửa để sửa chữa, nâng cấp. Thông báo này tương đối bất ngờ đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, hàng không, vận chuyển,…
Theo phản ánh, việc giảm tần suất chuyến bay và đóng cửa đường băng đột ngột mà không có lộ trình trước đó, khiến các hãng hàng không bị đẩy vào thế bị động vì vé đã bán từ trước dựa trên tần suất cất hạ cánh (slot) cũ đã được cấp phép. Lo ngại rủi ro sẽ xảy ra như tình trạng chậm, hủy chuyến, tạo sự phiền toái chokhách đi máy bay, nhân viên, các đơn vị dịch vụ liên quan khác.
Theo Cục Hàng không, từ ngày 21-2 đến 30-4, tức là trong và sau thời gian đóng cửa đường băng, Cục điều chỉnh tham số điều phối đường cất – hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất xuống còn 30 chuyến/giờ, giảm số chuyến bay cất cánh tại nhà ga nội địa là 24 chuyến/giờ, tức là giảm sản lượng khai thác, điều phối các chuyến bay xuống chỉ còn 2/3 so với thời gian gần đây.
Cục Hàng không Việt Nam cho biết, từ 14h00 ngày 21/2/2022 đến 14h00 ngày 15/3/2022, đường băng đường 25R/07L Cảng HKQT Tân Sơn Nhất sẽ tạm đóng cửa để sửa chữa, nâng cấp.
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất sẽ đóng cửa từng phần để thi công kết nối các nhánh đường lăn song song đang thi công với đường băng theo phương án đã được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt.
Để phục vụ thi công dự án, giai đoạn từ 21/2/2022 đến 30/4/2022, Cục Hàng không Việt Nam đã điều chỉnh tham số điều phối đường hạ cất cánh tại Tân Sơn Nhất xuống còn 30 chuyến/giờ. Tham số điều phối nhà ga nội địa đi là 24 chuyến/giờ. Tham số điều phối nhà ga nội địa đến 20 chuyến/giờ.
Được biết, trong giai đoạn từ 10/2/2022 đến 20/2/2022, tham số điều phối đường hạ, cất cánh là 48 chuyến/giờ cho các khung giờ từ 06h00-23h55 (giờ địa phương) và 36 chuyến/giờ cho các khung giờ từ 00h00-05h55 (giờ địa phương); tham số điều phối nhà ga nội địa đi là 26 chuyến/giờ; tham số điều phối Nhà ga Nội địa đến là 24 chuyến/giờ.
Dự án hoàn thành đã trả lại trạng thái hoạt động bình thường của sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất khi có 2 đường băng 25R/07L và 25L/07R hoạt động, đáp ứng đầy đủ công năng khai thác của sân bay Tân Sơn Nhất
Ông Trần Văn Thi – Giám đốc Ban quản lý dự án Mỹ Thuận – cung cấp cho báo chí thì
Cục Hàng không VN yêu cầu, Cảng vụ hàng không miền Nam, Cảng HKQT Tân Sơn Nhất phối hợp với Sở GTVT TP.HCM tăng cường phương tiện vận tải công cộng, taxi để đáp ứng nhu cầu của hành khách đi các chuyến bay nội địa khi hạ cánh tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, góp phần giảm thiểu ùn tắc tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất.
Các cảng hàng không địa phương có hệ thống đèn đêm phối hợp với các hãng hàng không, bố trí nguồn lực để đảm bảo phục vụ nhu cầu khai thác các khung giờ đêm của các hãng hàng không.
Như vậy, cũng với yêu cầu “đường đột” của Cục hàng không, không chỉ khách hàng mà các đơn vị vận chuyển khác cũng “gác chân lên cổ” chạy theo?
Công bố việc đóng cửa đường băng, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết nhằm mục đích phục vụ cho việc xây mới 36 m của đường lăn P4. Việc này thuộc kế hoạch tiếp tục thi công hạng mục còn lại của dự án cải tạo, nâng cấp đường băng và đường lăn sân bay Tân Sơn Nhất.
Tuy nhiên, đầu tháng 12/2021, Cục Hàng không đã công bố, từ 17g ngày 30-11-2021, sân bay Tân Sơn Nhất đã khai thác cả 2 đường băng. Sau khi bay hiệu chuẩn đạt yêu cầu, Cục Hàng không Việt Nam đã có quyết định chấp thuận đưa vào khai thác trở lại đường cất hạ cánh 25R/07L và các đường lăn P1, P2, P3, P4, P5, P6 của dự án.
Từ cuối tháng 6-2021, dự án này được khởi công. Đến đầu tháng 8-2021, dự án tạm ngưng do có ca nhiễm Covid-19. Dù đang trong thời điểm dịch bênh căng thẳng nhất, dự án này vẫn được UBND TPHCM ưu tiên cho phép thi công lại từ ngày 25-8 để bảo đảm hoàn thành trước ngày 31-12-2021.
Cũng theo phản ánh của các doanh nghiệp tới Banduong, không rõ đường băng vừa sửa chữa xong đã có vấn đề gì, hay lại sửa mới mà Cục hàng không "đơn phương" đóng cửa giữa lúc ngành hàng không và ngành du lịch vừa được sống lại sau hai năm chết “lâm sàng”; khiến cho doanh nghiệp chưa kịp mừng lại lo.
Trước đó, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng khẳng định khôi phục vận tải là vấn đề sống còn, không chỉ với hàng không. Đề nghị Bộ GTVT báo cáo Chính phủ có quan điểm thống nhất cả nước.