Chuyên mục


Logistics - xung lực của VNIndex 2022

01/02/2022 23:38 (GMT +7)

Những thay đổi trong thói quen tiêu dùng, mua sắm trực tuyến của người dân trong bối cảnh đại dịch đang thay đổi mạnh mẽ, là lực đẩy khiến logistics và thương mại điện tử tiếp tục bùng nổ trong năm 2022.

Lường trước thách thức 2022

Theo ý kiến của các chuyên gia, 2022 sẽ là năm có nhiều thách thức hơn đối với đà tăng trưởng của VN-Index. Thị trường sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn từ việc chính sách tiền tệ thắt chặt của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, diễn biến dịch bệnh có thể còn nhiều phức tạp đến áp lực lạm phát tăng dần, nợ xấu của hệ thống ngân hàng gia tăng.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, có 3 yếu tố được nhận định sẽ tiếp tục hỗ trợ cho TTCK Việt Nam trong năm 2022: Một là, yếu tố “tiền rẻ”. Mặt bằng lãi suất thấp nhiều khả năng sẽ vẫn được Ngân hàng Nhà nước duy trì nhằm hỗ trợ cho đà hồi phục kinh tế. Lạm phát đúng là có đang tăng lên trên phạm vi toàn cầu nhưng tại Việt Nam, chỉ số CPI kết thúc năm 2021 chỉ tăng 1,84% so với năm 2020 – mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Diễn biến này giúp nhà điều hành có nhiều điều kiện để duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong năm 2022, qua đó trở thành động lực hỗ trợ dòng tiền chảy vào chứng khoán.

Nhóm ngành xây dựng và vật liệu xây dựng sẽ có nhiều tiềm năng phát triển trong năm 2022.

Nhóm ngành xây dựng và vật liệu xây dựng sẽ có nhiều tiềm năng phát triển trong năm 2022.

Hai là, yếu tố về kênh đầu tư. Trong năm 2022, kênh chứng khoán rất có thể sẽ bị san sẻ ít nhiều với kênh bất động sản bởi theo suy đoán, nhiều khả năng sẽ có một lượng tiền lớn “chốt lời” để dồn tiền đầu tư bất động sản. Tuy nhiên điều này được kỳ vọng sẽ được bù đắp bởi lượng vốn ngoại có thể quay lại và lượng “nhà đầu tư F0” tiếp tục gia tăng.

Hơn nữa, nếu so với các kênh đầu tư phổ biến khác tại Việt Nam như tiết kiệm, vàng, ngoại tệ… thì đầu tư chứng khoán vẫn đang có nhiều lợi thế trong thời điểm hiện tại.

Ba là, yếu tố về dòng tiền. Sau một năm bùng nổ, làn sóng nhà đầu tư F0 có thể hạ nhiệt trong năm 2022 nhưng lượng tài khoản mở mới được dự báo tiếp tục duy trì ở mức từ 80.000-100.000 tài khoản/tháng. Theo đó, mục tiêu đạt số tài khoản chứng khoán trên tổng quy mô dân số ở mức 5% của Việt Nam sẽ sớm được hoàn thành trước hạn (năm 2025).

Cổ phiếu nhóm ngành nào “dẫn dắt” thị trường ?

Theo FiinGroup, nếu các nền kinh tế thế giới phục hồi tốt, trong nước không phát sinh các ổ dịch quy mô lớn và các giải pháp kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai tốt thì trong kịch bản cơ sở, tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam sẽ đạt khoảng 5,8%.

Nhóm ngành dẫn dắt thị trường 2022

Nhóm ngành xây dựng và vật liệu xây dựng.

Nhóm ngành thương mại điện tử và logistics

Nhóm ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn.

Nhóm ngành công nghệ thông tin.

Nhóm ngành được kích thích do phục hồi nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Kịch bản thấp là dịch bệnh khó đoán, nhiều biến chủng mới, các đối tác thương mại lớn không phục hồi như kỳ vọng, trong nước sản xuất kinh doanh gặp khó, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ có độ trễ thì tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 sẽ chỉ khoảng 4,5%.

Còn nếu dịch bệnh được khống chế, chuỗi cung ứng phục hồi nhanh, chi phí logistcics giảm mạnh, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ở mức cao thì GDP năm 2022 của Việt Nam sẽ đạt khoảng 6,7%.

Báo cáo của FiinGroup cũng chỉ ra một số nhóm ngành được đánh giá là sẽ “dẫn đường” cho năm 2022.

Thứ nhất, các nhóm ngành được kích thích bởi đầu tư công. Đầu tư công đóng vai trò trọng tâm, đồng thời là vốn “mồi”, kích thích đầu tư tư nhân phát triển. Đầu tư công được dự kiến tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới sáng tạo phát triển kỹ thuật số. Theo đó, nhóm ngành xây dựng và vật liệu xây dựng sẽ có nhiều tiềm năng phát triển trong năm 2022.

Thứ hai, nhóm ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn. Cùng với sự phục hồi của nhu cầu thế giới, đặc biệt là do sự giảm cung từ Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam trong các ngành như điện tử, dệt may, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, cao su, sắt thép… nhiều khả năng sẽ có sự bứt phá.

Kỳ vọng thương mại quốc tế của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng do tác động tích cực của các hiệp định thương mại tự do đã ký kết, sẽ kéo theo các ngành phụ trợ như logistics cũng hưởng lợi

Kỳ vọng thương mại quốc tế của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng do tác động tích cực của các hiệp định thương mại tự do đã ký kết, sẽ kéo theo các ngành phụ trợ như logistics cũng hưởng lợi

Thứ ba, nhóm ngành được kích thích do phục hồi nhu cầu tiêu thụ trong nước. Sau thời gian giãn cách và chính sách hạn chế đi lại để kiểm soát dịch bệnh, các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống, bán lẻ và hàng không sẽ là nhóm hưởng lợi chính.

Thứ tư, là nhóm ngành thương mại điện tử và logistics. Những thay đổi trong thói quen tiêu dùng, mua sắm trực tuyến của người dân trong bối cảnh đại dịch đã và đang thay đổi mạnh mẽ, là lực đẩy khiến thương mại điện tử tiếp tục bùng nổ trong năm 2022.

Ngoài ra, kỳ vọng thương mại quốc tế của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng do tác động tích cực của các hiệp định thương mại tự do đã ký kết, cùng với sản xuất phục hồi, nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong nước tăng theo, sẽ kéo theo các ngành phụ trợ như logistics cũng hưởng lợi.

Thứ năm, nhóm ngành công nghệ thông tin với mảng phần mềm doanh nghiệp, thiết bị và dịch vụ. Tiềm năng lớn của kênh ngân hàng số mở ra xu hướng đầu tư công nghệ và chuyển đổi số trong khối ngân hàng, đang tăng cả về tốc độ lẫn quy mô, là một trong những xúc tác lớn cho nhóm ngành này.

Các chuyên gia cho rằng, trong giai đoạn tiền “rẻ”, giá nhiều cổ phiếu đã chạy trước khá xa so với những thay đổi về yếu tố cơ bản, qua đó tiềm ẩn rủi ro giá có thể điều chỉnh trở lại. Do đó, nhà đầu tư vẫn nên xem xét kỹ lưỡng.

Kim Khánh
Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 34 lô vàng
Có 11 đơn vị bao gồm 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp tham gia phiên đấu thầu vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng nay (23/4), tuy nhiên chỉ có 2 đơn vị trúng thầu.

Cấm phân lô, bán nền hơn 100 thành phố và thị xã
Kể từ ngày 1/1/2025, 105 thành phố, thị xã thuộc 63 tỉnh, thành trên khắp cả nước sẽ không được phân lô, bán nền theo quy định mới của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Hóa dầu Petrolimex dự kiến cổ tức tối thiểu 10%
Năm 2024, Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex-CTCP (PLC) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 140 tỷ đồng; chỉ tiêu cổ tức tối thiểu 10%.

Vàng giảm mạnh trước giờ đấu thầu
Sáng nay (23/4), giá vàng trong nước giảm mạnh theo giá vàng thế giới.

SHB được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
Đây là lần thứ hai liên tiếp SHB là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”.

LPBank sẽ đổi tên, mở rộng bán lẻ ở nông thôn
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, mã: LPB) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2024 tăng 50% so với cùng kỳ, đạt 10.500 tỷ đồng.

NHNN hoãn đấu thầu vàng miếng sang 23/4
Sáng nay (ngày 22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoãn đấu thầu vàng miếng như dự kiến và sẽ triển khai vào 10h sáng thứ Ba ngày 23/4.