Chuyên mục


Loài hổ bị đe dọa bởi tin đồn “thần dược”

25/03/2024 14:12 (GMT +7)

Trong khi chưa có tài liệu nào kiểm chứng về công dụng của cao hổ cốt thì việc sử dụng các sản phẩm từ hổ đã khiến loài này bị đe dọa, các cá thể trong tự nhiên suy giảm rõ rệt.

Loài hổ

Loài hổ

Hổ trong tự nhiên bị đe doạ

Trong những năm gần đây, loài hổ hoang dã tại Việt Nam đang bị suy giảm nghiêm trọng. Theo kết quả điều tra của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, năm 2011, số lượng hổ hoang dã của Việt Nam ước tính còn khoảng từ 27-47 cá thể tại các khu vực: Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé (Điện Biên), Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Chư Mom Ray (Kon Tum) và Yok Đôn (Đắk Lắk). Tuy nhiên đến năm 2015, theo thống kê của Tổ chức Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), tại Việt Nam số lượng hổ ngoài tự nhiên chỉ còn dưới 5 cá thể.

Tình trạng săn bắn và làm mất môi trường sống là hai mối đe dọa lớn đối với hổ trong nhiều năm qua. Trong đó, hổ chủ yếu bị săn bắn và buôn bán để lấy xương làm cao hổ cốt phục vụ mục đích điều trị và phòng các bệnh liên quan đến xương khớp theo các lời đồn thổi không rõ nguồn gốc.

Ngày nay, trên các nền tảng mạng xã hội không khó để chúng ta tìm ra những hội nhóm chuyên buôn bán các sản phẩm cao có nguồn gốc từ động vật hoang dã, trong đó có cao hổ. Loại cao hổ cốt được bán với giá 35 triệu đồng một lạng và sẵn sàng có hàng để phục vụ ngay.

Liên hệ với một người bán, PV được người này cam kết sản phẩm 100% từ hổ, không thêm tạp chất. Cam kết là vậy nhưng người mua cũng không thể kiểm chứng được hết thành phần.

Tuy nhiên, thị hiếu của nhiều người khá giả về sản phẩm này có xu hướng tăng mặc dù chưa có tài liệu nghiên cứu nào chứng minh sản phẩm cao hổ cốt tốt cho sức khỏe. Khi chưa được kiểm chứng về hiệu quả thì việc sử dụng các sản phanarm từ hổ và đặc biệt là cao hổ cốt khiến cho loài hổ bị đe dọa.

Bức ảnh cuối cùng ghi nhận 1 trong 17 cá thể hổ Đông Dương còn sống ngoài tự nhiên ở Vườn Quốc gia Pù Mát

Bức ảnh cuối cùng ghi nhận 1 trong 17 cá thể hổ Đông Dương còn sống ngoài tự nhiên ở Vườn Quốc gia Pù Mát

Những năm gần đây, việc bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam được quan tâm hơn và đạt được nhiều kết quả khích lệ. Những nỗ lực trong việc tăng cường thể chế, chính sách pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã và khắc phục những lỗ hổng pháp lý, nâng cao khung hình phạt và cải tiến khung pháp lý nói chung, đồng thời đẩy mạnh công tác xử lý vi phạm pháp luật để bảo vệ chặt chẽ những loài nguy cấp, quý, hiếm của Việt Nam, giảm cầu tiêu thụ trái phép động vật hoang dã.

Các hành vi săn bắt, giết hại, vận chuyển, nuôi nhốt, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm đã được đấu tranh, ngăn chặn mạnh mẽ; hầu hết các vụ buôn bán, săn bắt trái phép động vật hoang dã đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự bất kể số lượng, khối lượng hay giá trị tang vật nhỏ hay ít. Trong đó, các loài động vật hoặc sản phẩm của loài động vật nguy cấp, quý hiếm bị thu giữ trong các vụ vi phạm pháp luật được cơ quan chức năng cấm và không tiến hành bán đấu giá, phát mại đối với tang vật thu giữ.

Cao hổ cốt được chào bán trên mạng xã hội

Cao hổ cốt được chào bán trên mạng xã hội

Cao hổ cốt không phải “thần dược”

Được đồn rằng chữa được các bệnh liên quan tới xương khớp, tình trạng giết hổ, lấy da và nấu cao đã khiến loài hổ suy giảm, tuy nhiên chưa có nghiên cứu khoa học nào trong y văn cho thấy cao hổ cốt có hiệu quả điều trị các bệnh lý xương khớp, tác dụng “thần kỳ” của cao hổ cốt chỉ là lời đồn đại.

Theo đánh giá của các chuyên gia y học và Y học cổ truyền, cao hổ cốt không có tác dụng như lời đồn thổi. Trên thực tế, cho đến nay cũng chưa có bất kỳ một công trình khoa học nào nghiên cứu về hiệu quả của cao hổ trong điều trị các bệnh lý xương khớp, tác dụng “thần kỳ” của cao hổ cốt chỉ là lời đồn đại.

Tại Việt Nam, nhận thức sai lầm về mức độ chữa bệnh và có tác dụng đối của sức khoẻ của các chế phẩm từ của động vật hoang dã khiến tình trạng buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã tăng đáng kể.

Theo một báo cáo của TRAFFIC, đối tượng thường sử dụng cao hổ cốt là nam, nữ có độ tuổi từ 45-60, sinh sống tại các thành phố lớn, có thu nhập trung bình từ 20 triệu đồng trở lên, có học thức cao và công việc ổn định (ví dụ làm việc ở một số vị trí thuộc các cơ quan nhà nước, chủ doanh nghiệp, doanh nhân, người nổi tiếng). Họ thường biếu tặng cao hổ cốt để nhận được sự tôn trọng từ các thành viên lớn tuổi trong gia đình và đối tác của họ. Một trong những mục đích sử dụng chính là sử dụng cao hổ cốt để phòng và chữa bệnh có liên quan đến xương khớp. Nhưng thực tế, chưa có công trình khoa học nào chứng minh cao hổ cốt có tác dụng đối với sức khoẻ và có tác dụng điều trị các bệnh về xương khớp.

Chưa có nghiên cứu nào chứng minh công dụng của cao hổ cốt nhưng đây được cho là những món quà 'thượng lưu'

Chưa có nghiên cứu nào chứng minh công dụng của cao hổ cốt nhưng đây được cho là những món quà "thượng lưu"

Để góp phần giảm cầu tiêu thụ đối với cao hổ cốt và các sản phẩm khác từ hổ, từ năm 2020, TRAFFIC đã triển khai một dự án truyền thông xã hội với mục tiêu giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ hổ thông qua việc áp dụng các biện pháp truyền thông thay đổi hành vi. Tổ chức TRAFFIC đã phối hợp với thực hiện hoạt động truyền thông thay đổi hành vi giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ hổ và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã khác của nhóm đối tượng mục tiêu là các cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức làm việc tại Khối các cơ quan Trung ương.

Trong giai đoạn từ 1/7/2023 - 15/9/2023, Nhóm tư vấn từ cơ quan tuyên truyền ở Khối cơ quan Trung ương đã cùng với TRAFFIC xây dựng các sản phẩm truyền thông thay đổi hành vi dưới dạng sổ tay công tác có các nội dung lồng ghép bao gồm: Infographic/hình ảnh, thông điệp truyền thông thay đổi hành vi; thông tin về tình trạng bảo tồn hổ hiện nay; các quy định pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã nói chung và hổ nói riêng. Đặc biệt, Hướng dẫn số 13-HD/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương về tăng cường tuyên truyền việc thực hiện không săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm.

Cùng với đó là Thư kêu gọi từ lãnh đạo cơ quan khuyến nghị cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan Đảng và Chính phủ cam kết không sử dụng, cho, và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ hổ phát hành đến các cán bộ, đảng viên. Đồng thời, Thư cam kết dành cho cá nhân là cán bộ, nhân viên đang công tác tại các cơ quan Đảng, Chính phủ cam kết không sử dụng, cho, tặng cao hổ cốt và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ hổ.

Thời gian qua, TRAFFIC đã kết hợp với Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đã tổ chức nhiều buổi tuyên truyền cho các doanh nghiệp vận tải, lái, phụ xe không tham gia buôn bán, tiếp tay vận chuyển động vật hoang dã.

Đức Mạnh
Máy xúc tấp nập khai thác tài nguyên trái phép ở huyện Mai Sơn
Chủ tịch xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cho biết, do mới về làm chủ tịch được mấy tháng nên chưa nắm rõ tình hình nhưng cũng đang nghi đây là đất rừng...

Đóng cửa 2 nút giao cao tốc Mai Sơn – QL. 45
Hai nút giao Thiệu Giang và Đồng Thắng thuộc cao tốc Mai Sơn – QL. 45 tạm dừng hoạt động chỉ sau hai ngày đấu nối đưa vào sử dụng, dự kiến sẽ mở lại vào dịp lễ 1/5.

Xe chở thải từ Dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long gây ô nhiễm
Công ty Cổ phần đầu tư Bất động sản Hạ Long đang xin gia hạn dự án này, nhưng hàng ngày vẫn có hàng loạt xe tải cỡ lớn chở đất rơi vãi, bụi bẩn suốt tuyến đường... khiến người dân vô cùng bức xúc.

Quảng Bình đẩy mạnh công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình vừa có Công văn số 1040/SGTVT-KCHT về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (KCHT GTĐB) trên địa bàn toàn tỉnh.

Quảng Ninh: Thi công ẩu tại Dự án Mở rộng Tỉnh lộ 334
Cán bộ đang phụ trách thi công Dự án Mở rộng Tỉnh lộ 334, qua xã Vạn Yên (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) cho biết: "Trong lúc thi công không tránh được thiếu sót, hôm nay xe tưới nước đường bị hỏng nên mong các anh thông cảm"... Thế nhưng, người dân địa phương lại gánh ô nhiễm hết ngày này qua ngày khác.

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa làm việc với UBND TP.Hà Nội về chuyên đề giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023".

Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn
Chiều 15/4, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cùng các đơn vị liên quan đã có buổi khảo sát nhằm phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư Dự án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn.