Chuyên mục


IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

31/07/2022 10:46 (GMT +7)

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu năm 2022 xuống 3,2%, so với mức dự báo 3,6% vào hồi tháng 4.

Trong báo cáo cập nhật "Triển vọng kinh tế thế giới", IMF đã hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 xuống 3,2%, so với mức dự báo 3,6% mà Tổ chức này đã đưa ra hồi tháng 4.

IMF cho biết GDP toàn cầu thực sự giảm trong quý II do suy giảm kinh tế ở Trung Quốc và Nga.

Dự báo của IMF về tăng trưởng của kinh tế thế giới năm 2022 và 2023 - Nguồn: IMF.org

Dự báo của IMF về tăng trưởng của kinh tế thế giới năm 2022 và 2023 - Nguồn: IMF.org

Về tăng trưởng của năm 2023, IMF cũng hạ dự báo GDP năm 2023 giảm từ mức 3,6% đưa ra hồi tháng 4 xuống còn 2,9% do tác động của chính sách tiền tệ bị thắt chặt.

Kinh tế Mỹ ghi nhận mức tăng trưởng 2,3% trong năm 2022 và 1% năm 2023. Kể từ tháng 4, IMF đã 2 lần hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ do nhu cầu giảm ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tăng trưởng GDP năm 2022 của Trung Quốc xuống 3,3% từ mức 4,4% đưa ra hồi tháng 4, do dịch COVID-19 bùng phát dẫn tới nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc áp đặt phong tỏa, khiến hoạt động sản xuất và làm tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng thế giới trở nên trầm trọng hơn.

Với Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), IMF đã giảm dự báo tăng trưởng năm 2022 từ 2,8% đưa ra hồi tháng 4 xuống 2,6% do lạm phát gia tăng bắt nguồn từ cuộc xung đột ở Ukraine.

Trong khi đó, kinh tế Nga được giới phân tích dự báo sẽ giảm khoảng 6% trong năm 2022 do các biện pháp trừng phạt của phương Tây và kinh tế nước này giảm thêm 3,5% vào năm 2023.

Về lạm phát, IMF dự báo tỉ lệ lạm phát trong năm 2022 ở các nền kinh tế phát triển sẽ lên tới 6,6%, tăng so với mức dự đoán 5,7% đưa ra hồi tháng 4. Trong khi đó, tỉ lệ lạm phát ở các nền kinh tế phát triển sẽ tiếp tục tăng trong một thời gian dài hơn so với dự đoán trước đây. Còn tỉ lệ lạm phát ở các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển hiện được dự báo lên tới 9,5% năm 2022, tăng so với mức dự báo 8,7% IMF đưa ra hồi tháng 4.

IMF cũng cảnh báo những rủi ro do lạm phát leo thang và cuộc xung đột ở Ukraine đang trở thành hiện thực, điều này có thể đẩy nền kinh tế thế giới tới bờ vực suy thoái.

theo TTXVN/IMF
Canada coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu trong khu vực
Chiều 27/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Phát triển kinh tế, thương mại quốc tế và xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Vinhomes Royal Island tạo cơn địa chấn mới
Vinhomes Royal Island vừa tạo ra cơn địa chấn mới trên thị trường bất động sản bằng màn ra mắt ấn tượng, hé lộ những tiện ích thượng lưu lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Sức hút đặc biệt của Thành phố đảo Hoàng Gia còn đến từ địa thế độc tôn cùng khả năng kết nối vượt trội.

Đi tìm “tọa độ” sôi động nhất của bất động sản Đà Nẵng 2024
Việc công bố quy hoạch chung thành phố, đồng thời thông qua đồ án Quy hoạch phân khu Ven sông Hàn và bờ Đông được dự báo sẽ tạo sức bật cho BĐS Đà Nẵng trong năm 2024.

SeABank - Nơi những người dành cả thanh xuân để cống hiến
Trên hành trình 30 năm phát triển, kết nối giá trị cuộc sống của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) không thể thiếu những con người tận tâm gắn bó, nhiệt huyết đam mê, dành cả thanh xuân để cống hiến.

Phát huy vai trò nòng cốt, mở đường của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 127/TB-VPCP ngày 23/3/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị gặp mặt đầu xuân với các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu trên toàn quốc.

Đề xuất bố trí 10.650 tỷ đồng xử lý 8 dự án BOT thua lỗ
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa đề xuất Chính phủ bố trí 10.650 tỷ đồng hỗ trợ 8 dự án BOT gặp khó khăn. Tám dự án được chia 3 nhóm.

Giá vàng sáng 22/3 đồng loạt giảm
Cùng chiều với diễn biến trên thị trường thế giới, giá vàng trong nước sáng ngày 22/3 đồng loạt giảm, SJC ngóng chờ chính sách mới.