Chuyên mục


Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông đường bộ

01/01/2025 11:32 (GMT +7)

Nghị định số 165/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định rõ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông đường bộ; điều kiện cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ. Nghị định trên có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

 

Nghị định số 165/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định rõ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông đường bộ

Nghị định số 165/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định rõ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông đường bộ

Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông đường bộ

Nghị định quy định tổ chức tư vấn thực hiện thẩm tra an toàn giao thông phải được thành lập theo quy định của pháp luật, bảo đảm quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Đường bộ và đáp ứng điều kiện về năng lực như sau:

- Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A và nhóm B, phải có ít nhất 10 người là thẩm tra viên; trong đó, tối thiểu có 04 thẩm tra viên là kỹ sư công trình đường bộ, 01 thẩm tra viên là kỹ sư hoặc cử nhân vận tải đường bộ và tối thiểu có 01 thẩm tra viên là người đủ điều kiện làm Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông;  

- Đối với dự án nhóm C và công trình đường bộ đang khai thác, phải có ít nhất 05 thẩm tra viên; trong đó, tối thiểu có 01 thẩm tra viên là kỹ sư công trình đường bộ, 01 thẩm tra viên là kỹ sư hoặc cử nhân vận tải đường bộ và tối thiểu có 01 thẩm tra viên là người đủ điều kiện làm Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông. 

Thẩm tra viên thực hiện thẩm tra an toàn giao thông phải được đào tạo và được cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ còn giá trị sử dụng. 

Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông, ngoài đáp ứng các điều kiện quy định trên, còn phải đáp ứng một trong các điều kiện sau: 

- Đảm nhận chức danh Chủ nhiệm lập dự án, lập đồ án thiết kế ít nhất 03 công trình đường bộ; 

- Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành công trình đường bộ, có thời gian làm việc về thiết kế, thẩm tra thiết kế công trình đường bộ ít nhất 07 năm; 

- Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành giao thông đường bộ (công trình đường bộ, vận tải đường bộ) và có thời gian ít nhất 10 năm tham gia hoạt động trong các lĩnh vực: quản lý giao thông, vận tải đường bộ, xây dựng đường bộ, bảo trì đường bộ; trong đó, đã tham gia một trong các công việc sau: thiết kế, thẩm tra hoặc thẩm định dự án xây dựng, dự án sửa chữa của ít nhất 03 công trình an toàn giao thông đường bộ;  

Điều kiện của cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ

Ngoài ra, Nghị định cũng nêu rõ các điều kiện đối với cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.

Theo quy định, cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ phải là cơ quan, tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật và đáp ứng các điều kiện sau:

Về cơ sở vật chất:  Bảo đảm phòng học có diện tích tối thiểu đạt 1,5 m2/chỗ học, có thiết bị âm thanh, nghe nhìn gồm: màn chiếu, máy chiếu, máy vi tính, bộ tăng âm, micro kèm loa; phương tiện, thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập ngoài hiện trường, tối thiểu có: 50 áo phản quang, 01 máy đo độ phản quang của biển báo hoặc sơn kẻ đường.  

Về đội ngũ giảng viên: Có số giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy ít nhất 40% số lượng chuyên đề của chương trình khung đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ; tiêu chuẩn của giảng viên theo quy định tại Nghị định này.

Các trường hợp bị thu hồi giấy chấp thuận cơ sở kinh doanh đào tạo Nghị định quy định thu hồi giấy chấp thuận cơ sở kinh doanh đào tạo đối với một trong các trường hợp sau đây: 

Cơ sở kinh doanh đào tạo thực hiện đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ không theo chương trình khung ban hành theo quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục VIII kèm theo Nghị định này; 

Cơ sở kinh doanh đào tạo công nhận kết quả thi cho người không tham dự khóa đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ; 

Trong thời gian 03 năm liên tục, cơ sở kinh doanh đào tạo không thực hiện đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.  

Thảo Anh
Vietnam Airlines tiếp tục nhận thêm 3 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
Nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển tăng cao trong dịp Tết Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines thuê thêm 3 máy bay Airbus A320 trong thời gian từ ngày 13/1 đến 12/2/2025.

Vé xe Tết đường dài tăng tới 60%, chặng ngắn ổn định
Cao điểm phục vụ người dân đi lại dịp Tết Ất Tỵ, xe khách từ Hà Nội đi các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên tăng giá vé từ 40-60% so với ngày thường để bù chiều chạy rỗng. Trong khi đó, một số tuyến ngắn ở phía Bắc giá vé vẫn bình ổn.

Thêm hơn 500 chuyến bay phục vụ Tết
Tính đến ngày 10/1/2025, các hãng Hàng không Việt Nam đã bổ sung thêm 522 chuyến bay, tương đương lượng ghế cung ứng tăng khoảng 133.000 ghế trên các đường bay nội địa.

VATA đề xuất giải pháp gỡ vướng trong đào tạo, sát hạch lái xe
Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) vừa có công văn số 04/CV-HHVT đề xuất tháo gỡ khó khăn trong đào tạo, sát hạch lái xe trong bối cảnh 100% cơ sở đang phải tạm dừng hoạt động vì thiếu phần mềm quản lý và bất cập về phương tiện.

Cảng container quốc tế Hateco Hải Phòng sắp hoạt động
Hải quan Hải Phòng cam kết tạo điều kiện thuận lợi để Công ty TNHH Cảng container quốc tế Hateco Hải Phòng khai thác hiệu quả bến số 5, số 6 ở khu vực cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, Hải Phòng.

Kiến nghị giải pháp gỡ khó cho vận tải hàng siêu trường, siêu trọng
Các đại biểu đã đưa ra các tham luận nhằm chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động vận tải hàng siêu trường, siêu trọng đồng thời đề xuất các giải pháp gỡ khó thủ tục cấp phép lưu hành xe, giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Rà soát tổng thể tiến độ sân bay Long Thành
Chiều 9/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã kiểm tra tiến độ tổng thể dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, làm việc với các bộ, ngành, chủ đầu tư, nhà thầu thi công các dự án thành phần.