Chuyên mục


Đảm bảo nguồn cung năng lượng thiết yếu

05/07/2023 11:37 (GMT +7)

Để đảm bảo cung ứng xăng dầu, Bộ Công Thương đã yêu cầu các đơn vị liên quan thường xuyên rà soát, điều chỉnh phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu theo từng quý, phù hợp với năng lực và khả năng đáp ứng của từng doanh nghiệp đầu mối nhằm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong mọi tình huống.

Thông tin tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2023 diễn ra ngày 4/7, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: "6 tháng đầu năm, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như trong Báo cáo của Chính phủ đã nêu, ngành công thương - dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, trực tiếp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ động, sáng tạo, kịp thời thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước".

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Một số kết quả nổi bật có thể kể đến như: Cán cân thương mại đạt mức xuất siêu kỷ lục (12,25 tỷ USD) trong bối cảnh khó khăn chung của thương mại toàn cầu; thị trường trong nước duy trì mức tăng trưởng cao 2 con số, bảo đảm cung ứng các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Đặc biệt, ngành năng lượng thời gian qua gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng đã cơ bản được kịp thời khắc phục, bảo đảm cung ứng cho phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những vấn đề cần tập trung giải quyết trong những tháng cuối năm như: Tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp ở mức thấp, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đều giảm so với cùng kỳ, giảm ở cả khu vực doanh nghiệp trong nước và FDI; xuất khẩu sang các thị trường và khu vực cũng đều bị sụt giảm. Việc cung ứng điện gặp nhiều khó khăn, có thời điểm đã phải điều hòa phụ tải và tiết giảm điện ở một số địa bàn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, Bộ trưởng phân tích, vấn đề suy giảm về nhu cầu nhập khẩu từ thị trường các nước phát triển là yếu tố tác động mạnh nhất, trực tiếp nhất; ngoài ra còn có các nguyên nhân về chi phí đầu vào, nguyên vật liệu tăng cao, trong khi giá các mặt hàng xuất khẩu không tăng hoặc giảm; việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp còn khó khăn.

Thị trường năng lượng thế giới diễn biến rất phức tạp, giá năng lượng tiếp tục bị đẩy lên mức rất cao; tác động của biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino gây ra tình trạng hạn hán, thiếu nước kéo dài, ảnh hưởng lớn đến khả năng phát điện của các nhà máy thuỷ điện, gây nguy cơ thiếu điện trong mùa khô, nhất là thời điểm nắng nóng…

Bộ Công Thương đang chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án phát triển nguồn và truyền tải liên miền

Bộ Công Thương đang chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án phát triển nguồn và truyền tải liên miền

Đẩy nhanh tiến độ các dự án nguồn điện và truyền tải

Để đảm bảo cung ứng điện, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Bộ đang chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án phát triển nguồn và truyền tải liên miền; chỉ đạo, đôn đốc chủ đầu tư các nhà máy điện kịp thời khắc phục sự cố, bảo đảm điều kiện sản xuất. Đồng thời, thực hiện tốt công tác điều tiết, vận hành hệ thống điện, bảo đảm đồng bộ, hiệu quả.

Bộ Công Thương cũng đang phối hợp Bộ Nội vụ và các đơn vị liên quan khẩn trương chuyển giao đơn vị quản lý Trung tâm điều độ điện (A0) theo chỉ đạo của Chính phủ và thực hiện thanh tra tại Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN). Dự kiến đến ngày 10/7/2023 việc thanh tra EVN sẽ kết thúc.

Tiếp tục giám sát, đôn đốc Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm nguồn cung than, khí phục vụ các nhà máy điện. 

Đối với việc thoả thuận giá tạm thời đối với các nhà máy điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp, Bộ Công Thương đang tiếp tục phê duyệt thỏa thuận giá tạm thời để các nhà máy điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp tham gia nối lưới. Tính đến ngày 29/6/2023, Bộ đã phê duyệt 55/59 hồ sơ đề nghị phê duyệt. Hiện còn 15/85 nhà máy chưa nộp hồ sơ đàm phán tới EVN mặc dù đã đôn đốc nhiều lần.

Phối hợp với Bộ NN&PTNT điều tiết lượng nước các nhà máy thủy điện đáp ứng nhu cầu phát điện và điều hòa nước của hạ du, đặc biệt trong mùa bão lũ và khẩn trương xây dựng Kế hoạch triển khai Quy hoạch Điện VIII cũng như đẩy mạnh các biện pháp khuyến khích, hướng dẫn người dân sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.

“Bộ Công Thương sẽ đẩy nhanh việc hoàn thiện, trình Chính phủ phê duyệt 3 quy hoạch ngành liên quan đến năng lượng gồm: Quy hoạch năng lượng quốc gia, Quy hoạch hạ tầng dự trữ xăng dầu quốc gia và Quy hoạch khai thác khoáng sản để các địa phương và nhà đầu tư có cơ sở triển khai các dự án. 

Đồng thời, tập trung xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành điện; Chiến lược phát triển năng lượng sạch (như hydrogen, amoniac xanh); hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi), Luật Phát triển năng lượng tái tạo và các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp, chính sách xã hội hoá đầu tư lưới điện truyền tải nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển điện lực, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thông tin.

Với nhóm các giải pháp nêu trên cần có thời gian để thực hiện, vì vậy, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng trong ngắn hạn để bảo đảm đủ nguồn điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng thì một trong những giải pháp cấp thiết nhất hiện nay vẫn là phải thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các biện pháp tăng cường tiết kiệm điện theo Chỉ thị số 20 ngày 8/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ. 

Bộ đã chỉ đạo PVN đôn đốc, giám sát các nhà máy lọc dầu chủ động chuẩn bị các phương án để bảo đảm hoạt động ổn định, cung cấp đủ nguồn hàng ra thị trường theo cam kết

Bộ đã chỉ đạo PVN đôn đốc, giám sát các nhà máy lọc dầu chủ động chuẩn bị các phương án để bảo đảm hoạt động ổn định, cung cấp đủ nguồn hàng ra thị trường theo cam kết

Thường xuyên rà soát, điều chỉnh phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu

Để đảm bảo cung ứng xăng dầu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Bộ đã yêu cầu các đơn vị liên quan thường xuyên rà soát, điều chỉnh phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu theo từng quý, phù hợp với năng lực và khả năng đáp ứng của từng doanh nghiệp đầu mối nhằm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong mọi tình huống.

Đồng thời, tăng cường theo dõi, giám sát, đôn đốc các doanh nghiệp đầu mối nghiêm túc thực hiện kế hoạch phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu theo đúng số lượng, tiến độ (đặc biệt trong thời gian Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn tạm dừng hoạt động trong 55 ngày để bảo dưỡng từ ngày 25/8/2023).

“Bộ đã chỉ đạo PVN đôn đốc, giám sát các nhà máy lọc dầu chủ động chuẩn bị các phương án để bảo đảm hoạt động ổn định, cung cấp đủ nguồn hàng ra thị trường theo cam kết; đồng thời, chuẩn bị các phương án cả về kỹ thuật, nhân lực, vật tư, nguyên liệu để hoạt động hết và vượt công suất nhằm tăng thêm nguồn cung cho thị trường”, Bộ trưởng cam kết.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối chủ động tính toán sản lượng xăng dầu thiếu hụt từ nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn trong giai đoạn bảo dưỡng để xây dựng kế hoạch tạo nguồn cung ứng xăng dầu cho hệ thống phân phối và thị trường, không được để xảy ra tình trạng gián đoạn, đứt gãy nguồn cung.

Tiếp tục phối hợp với UBND tỉnh, thành phố đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu tại các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối và các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm. 

Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong việc cập nhật, điều chỉnh kịp thời các chi phí kinh doanh xăng dầu phát sinh, đồng thời điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới, sử dụng linh hoạt, hiệu quả công cụ Quỹ Bình ổn giá theo quy định của pháp luật, góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi kinh tế.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục cùng các đơn vị trong ngành thực hiện tốt công tác truyền thông về quản lý, điều hành kinh doanh xăng dầu, bảo đảm khách quan, trung thực, tạo đồng thuận xã hội; xử lý kịp thời các thông tin sai lệch gây tâm lý bất ổn cho người tiêu dùng”, Bộ trưởng nói.

 Bộ Công Thương cũng khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 83 và Nghị định 95 về quản lý kinh doanh xăng dầu theo hướng tiếp cận với thị trường thế giới; xây dựng Đề án nâng mức dự trữ quốc gia về xăng dầu đến năm 2030 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tâm Đan
Giá vàng tăng 5 ngày liên tiếp
Giá vàng trong nước tăng mạnh, vàng nhẫn trơn và SJC tăng 0,5-1 triệu đồng/lượng so với phiên trước. Vàng nhẫn trơn vượt 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. Tính từ đầu tuần, giá vàng đã tăng tổng cộng 5 triệu đồng/lượng.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
Nhằm hỗ trợ khách hàng dễ dàng hiện thực hóa ước mơ sở hữu tổ ấm sung túc, hạnh phúc trọn vẹn tại dự án căn hộ cao cấp NewTown Diamond (Đà Nẵng), SeABank triển khai chương trình Cho vay mua nhà tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Lên kế hoạch triển khai Dự án đường Vành đai 4 TP.HCM
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa chủ trì cuộc họp với Ủy viên UBND Thành phố, đại diện các sở, ngành góp ý cho dự án đường Vành đai 4 TP.HCM.

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai.

Bỏ 5 Thông tư lĩnh vực tài chính ngân hàng
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 78/2024/TT-BTC bãi bỏ các Thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất
Trong khuôn khổ Lễ trao giải “Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024” (VLCA 2024) nhằm tôn vinh các doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) tự hào được xếp hạng đầu tiên trong Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất.

SeABank nâng cao năng lực Ban kiểm soát để tăng cường khả năng giám sát và phát triển bền vững cho Ngân hàng
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường để bầu bổ sung 02 thành viên Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2023 – 2028, nâng tổng số thành viên BKS lên 05 thành viên.