Chuyên mục


Chìa khoá "giao thông" mở cánh cửa phát triển Đông Nam Bộ

22/11/2022 11:31 (GMT +7)

Trong đó, sẽ tập trung hoàn thiện mạng lưới giao thông vận tải theo quy hoạch như đầu tư đường bộ cao tốc, đường vành đai; phát triển, nâng cấp các cảng hàng không; đầu tư kết cấu hạ tầng đường thuỷ nội địa,...

Chiều 21/11, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp báo với sự chủ trì của Thứ trưởng Trần Quốc Phương để thông tin về Hội nghị công bố Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sẽ diễn ra vào ngày 26/11/2022.

Cụ thể, với chủ đề “Tư duy mới - Đột phá mới - Giá trị mới”, hội nghị sẽ được tổ chức tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và lãnh đạo các bộ ngành, địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Dự kiến, 500 đại biểu sẽ tham dự hội nghị.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, đây là hội nghị “ba trong một”, được tổ chức không chỉ với mục đích công bố Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mà còn xúc tiến đầu tư, kêu gọi sự quan tâm của các nhà đầu tư, hiệp hội doanh nghiệp trong nước, quốc tế, các đối tác phát triển trong việc đồng hành với Chính phủ trong triển khai các chương trình, dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đông Nam Bộ.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương thông tin về Hội nghị công bố Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sẽ diễn ra vào ngày 26/11/2022.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương thông tin về Hội nghị công bố Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sẽ diễn ra vào ngày 26/11/2022.

Cùng với hội nghị, Triển lãm Ảnh nghệ thuật “Đông Nam Bộ Đột phá mới - Tầm cao mới” và gian hàng trưng bày các sản phẩm có thế mạnh của các địa phương trong Vùng cũng sẽ được tổ chức trong hai ngày 25 - 26/11 nhằm giới thiệu vẻ đẹp hiện đại, năng động, sáng tạo của vùng đất và con người vùng Đông Nam Bộ, khắc họa những thế mạnh về dịch vụ, công nghiệp, du lịch của tỉnh, thành phố trong vùng, những nét đẹp tiêu biểu trong đời sống văn hóa, tinh thần, đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc của đồng bào vùng Đông Nam Bộ.

Hội nghị là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ, mở ra “cơ hội mới” cho vùng đất năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển của cả nước.

Năm 2020, quy mô tổng sản phẩm toàn vùng (GRDP) theo giá hiện hành gấp 4,9 lần so với năm 2005 và 2,6 lần so với năm 2010, Đông Nam Bộ trở thành vùng có khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh, năng động với số lượng doanh nghiệp đứng đầu cả nước. Đây cũng là địa bàn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất, chiếm 41,1% tổng vốn FDI. Trong vùng, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo của vùng và cả nước.

Tuy nhiên, vùng Đông Nam Bộ còn nhiều khó khăn, thách thức lớn. Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại và thấp hơn cả nước. Đóng góp vào tổng thu ngân sách nhà nước giảm, tốc độ tăng năng suất lao động thấp, công tác quy hoạch và triển khai thực hiện các quy hoạch còn chậm. Mạng lưới kết cấu hạ tầng cấp vùng, liên vùng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối nội vùng và liên vùng còn thiếu, yếu, chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến sự phát triển và sức lan toả của vùng.

Những hạn chế, bất cập này nếu được khắc phục kết hợp với những tiềm năng, lợi thế và nguồn lực còn chưa được khai thác hiệu quả, bên cạnh các cơ hội mới sẽ là “dư địa”, cơ hội để Đông Nam Bộ phát triển mạnh trong thời gian tới.

Chính vì vậy, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW, với mục tiêu phát triển vùng Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực. 

Thứ trưởng cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ theo nguyên tắc bám sát quan điểm, mục tiêu, đồng thời cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết số 24-NQ/TW, trong đó xác định rõ các nhiệm vụ chủ yếu, các giải pháp cụ thể gắn với kế hoạch tổ chức theo lộ trình phù hợp nhằm đạt được các mục tiêu của Nghị quyết.

Đông Nam Bộ cần tập trung phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc, đường vành đai Thành phố Hồ Chí Minh và các tuyến đường kết nối liên vùng

Đông Nam Bộ cần tập trung phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc, đường vành đai Thành phố Hồ Chí Minh và các tuyến đường kết nối liên vùng

Để thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, Chính phủ dự kiến đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, bao gồm: công tác quán triệt, tuyên truyền, tạo sự thống nhất, đồng thuận của xã hội trong xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW; phát triển nhanh, bền vững tạo bước đột phá, lan tỏa trong phát triển kinh tế vùng, liên vùng; tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách và đẩy mạnh phát triển liên kết vùng; phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đô thị; phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Ngoài ra, Chương trình hành động của Chính phủ cũng đã đề ra 35 nhiệm vụ cụ thể và 29 dự án kết cấu hạ tầng và phân công cho các Bộ, ngành triển khai thực hiện, có lộ trình thời gian cụ thể.

Mục tiêu tập trung hoàn thiện mạng lưới giao thông vận tải theo quy hoạch, trong đó tập trung phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc, đường vành đai Thành phố Hồ Chí Minh. Đầu tư, nâng cấp các cảng hàng không, đặc biệt là cảng hàng không đầu mối của khu vực, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đường thuỷ nội địa, chú trọng kết nối các trung tâm đầu mối với hành lang vận tải thuỷ chính của vùng; nâng cao năng lực của hệ thống cảng biển; quan tâm phát triển giao thông đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến đường sắt đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Kết nối đồng bộ hệ thống giao thông với các khu kinh tế, khu công nghiệp, cảng hàng không, cảng biển. Tập trung xử lý căn bản ô nhiễm môi trường, quá tải hạ tầng xã hội, y tế, giáo dục, nhất là tắc nghẽn giao thông, ngập úng ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Đến năm 2026 hoàn thành đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh và mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. 

Phấn đấu đến năm 2030: Hoàn thành đường vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh; tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng các công trình giao thông theo quy hoạch đã được duyệt như Biên Hoà - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, Thành phố Hồ Chí Minh - Chơn Thành, Dầu Giây - Liên Khương, Gò Dầu - Xa Mát, Chơn Thành - Đức Hoà, Chơn Thành - Gia Nghĩa; nâng cấp, mở rộng hệ thống cao tốc quốc lộ: Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, tuyến kết nối Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Quốc lộ 20B).

Đầu tư hoàn thiện hệ thống đường ven biển qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh. Đẩy nhanh, hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến đường sắt đô thị kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành; nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt vận tải hàng hoá Biên Hoà - Vũng Tàu kết nối với Cảng biển Cái Mép - Thị Vải; Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ.

Cải tạo cơ bản đạt cấp kỹ thuật các tuyến luồng đường thuỷ nội địa; hình thành các cụm cảng phục vụ nhu cầu thu gom, giải toả hàng hóa cho các cảng biển lớn trong vùng; tiếp tục phát triển, hiện đại hoá Cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép - Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn, có tầm cỡ khu vực Châu Á và quốc tế; xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh; hoàn thành di dời các cảng trên sông Sài Gòn, phát triển hệ thống cảng cạn theo quy hoạch; đưa vào khai thác Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn l; đầu tư mở rộng Cảng hàng không Côn Đảo; sớm khôi phục, nâng cấp cảng hàng không Biên Hoà - Vũng Tàu thành lưỡng dụng cấp 4E.

Chương trình hành động của Chính phủ dự kiến đưa ra nhiều điểm mới, có tính đột phá trong phát triển của vùng, nhất là về định hướng phát triển, mục tiêu cụ thể, giải pháp rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể; gắn với một số chủ trương lớn về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và xây dựng cơ chế chính sách đặc thù sẽ là cơ sở và là cơ hội cho vùng Đông Nam Bộ phát triển trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045.

Cùng với đó, hoạt động xúc tiến đầu tư được tổ chức song song có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc huy động nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy đầu tư, sản xuất - kinh doanh của toàn vùng. Đây chính là điều kiện tiên quyết để các kế hoạch, mục tiêu chiến lược được đặt ra tại Nghị quyết số 24-NQ-TW có thể được hiện thực hóa.

Dự kiến, tại Hội nghị cũng sẽ diễn ra lễ trao thỏa thuận hợp tác về phát triển bền vững vùng Đông Nam Bộ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với các đối tác phát triển, cũng như các biên bản ghi nhớ, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Mỹ Diệu
Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh?
Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng.

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024: SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã: SSB) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Vũng Tàu: Hơn 1.200 tỷ xây cầu nối thành phố và huyện lân cận
Cầu Cỏ May 3 bắc qua sông Cỏ May, thiết kế hình cánh diều dài hơn 500 m kết nối huyện Long Điền và thành phố Vũng Tàu dự kiến khởi công trong quý IV/2024, với kinh phí xây dựng hơn 1.200 tỷ đồng.

PV Drilling: Lợi nhuận ước tăng 230%
Trong quý I/2024, Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling, mã: PVD) ước đạt gần 1.700 tỷ đồng doanh thu và trên 200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt tăng trên 35% và trên 230% so với cùng kỳ.

Sáng 19/4, giá vàng tăng mạnh
Ngay sau ngày nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương, giá vàng miếng SJC vượt mốc 84 triệu đồng/lượng; nhẫn tròn trơn cao nhất 76,6 triệu đồng/lượng, tăng 500.000 - 670.000 đồng/lượng chiều bán ra. Trong khi đó, giá vàng thế giới đứng ở mức 2.408 USD/ounce, tăng mạnh 42 USD/ounce so với cùng thời điểm sáng hôm qua.

Bắc Giang “cứ điểm” ngành công nghiệp chất bán dẫn
Bắc Giang đã và đang chứng kiến sự bùng nổ của ngành công nghiệp bán dẫn. Tuy nhiên, để khai thác tối đa tiềm năng này cần tập trung vào việc xây dựng lực lượng lao động chất lượng cao.

Vietjet tung nhiều ưu đãi chặng bay đến Australia
Từ nay đến 30/04/2024, Vietjet dành tặng tín đồ du lịch chuỗi khuyến mãi đặc biệt để trải nghiệm mùa thu vàng khắp Australia.