Chuyên mục


Bộ Tư pháp không đồng ý đổi tên các Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe

23/02/2023 11:22 (GMT +7)

Cục Kiểm tra văn bản cho rằng, việc buộc các trung tâm dạy nghề phải thực hiện các thủ tục, nộp hồ sơ, tài liệu để đổi tên có thể dẫn đến những thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và những người đã, đang tham gia đào tạo.

Ngày 23/2, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cho biết đơn vị đã có kết luận kiểm tra công văn số 3033 ngày 31/12/2021 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Trước đó, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam từng có 2 văn bản kiến nghị Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề nghị không đổi tên và nhiều chi phí nếu đổi tên trung tâm đào tạo lái xe tuy nhiên không nhận được hồi âm

Trước đó, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam từng có 2 văn bản kiến nghị Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề nghị không đổi tên và nhiều chi phí nếu đổi tên trung tâm đào tạo lái xe tuy nhiên không nhận được hồi âm

Theo đó, tại mục 3 Công văn nói trên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp yêu cầu các cơ sở có tên gọi là "trung tâm dạy nghề, trung tâm đào tạo lái xe ô tô...", phải được rà soát, thực hiện đổi tên, bảo đảm tên gọi phải có cụm từ “giáo dục nghề nghiệp”. Tổng cục lý giải, thay đổi này dựa vào quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 và quy định về giáo dục nghề nghiệp.

Trước đó, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam từng có 2 văn bản kiến nghị Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề nghị không đổi tên và nhiều chi phí nếu đổi tên trung tâm đào tạo lái xe tuy nhiên không nhận được hồi âm.

Theo kết luận kiểm tra của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật khẳng định "không có cơ sở pháp lý" để yêu cầu các trung tâm dạy nghề và các cơ sở đào tạo lái xe ô tô được thành lập, cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề theo quy định tại Luật dạy nghề năm 2006 và Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014 phải thực hiện đổi tên có cụm từ "giáo dục nghề nghiệp".

Về nội dung trong công văn 3033 nêu rằng: "Theo quy định tại khoản 2 điều 75 Luật giáo dục nghề nghiệp, Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày 1/7/2015. Vì vậy, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề không còn giá trị pháp lý...". Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật khẳng định việc suy luận "kể từ ngày Luật dạy nghề năm 2006 hết hiệu lực thì giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề không còn giá trị pháp lý" là không có cơ sở. 

Theo Cục kiểm tra văn bản, ngày 25/12/2015, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ban hành Thông tư số 57/2015/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực kể từ ngày 10/2/2016) mới quy định về việc trung tâm giáo dục nghề nghiệp phải có tên gọi bao gồm cấu phần “trung tâm giáo dục nghề nghiệp”. Do đó, trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực, chưa có quy định pháp luật bắt buộc về tên gọi đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Như vậy, cũng không có cơ sở pháp lý để yêu cầu những trung tâm giáo dục nghề nghiệp được thành lập trước ngày 10/2/2016 phải đổi tên để bảo đảm tên gọi có cụm từ “giáo dục nghề nghiệp”.

Cục kiểm tra văn bản kết luận Công văn số 3033/TCGDNN-PCTT là văn bản hành chính, nhưng có chứa đựng nội dung mang tính quy phạm pháp luật là trái pháp luật, vi phạm hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015.

Cục Kiểm tra văn bản cho rằng, việc buộc các trung tâm dạy nghề phải thực hiện các thủ tục, nộp hồ sơ, tài liệu để đổi tên có thể dẫn đến những thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và những người đã, đang tham gia đào tạo.

Để đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng, ban hành văn bản, Cục Kiểm tra văn bản QPPL, kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, khẩn trương xử lý các nội dung không phù hợp trong Công văn 3033/TCGDNN-PCTT ngày 31/12/2021 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời, thông báo kết quả xử lý cho Cục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kết luận này.

Hồng Thơ
Chặn 'quái xế' ở cửa ngõ TP.HCM
Ngày 27/3, Công an TP.HCM thông tin cho biết, vừa bắt giữ hai nhóm thanh thiếu niên liều lĩnh lao xe vào lực lượng chức năng để tẩu thoát sau khi tụ tập đua xe, gây rối trật tự công cộng ở cửa ngõ thành phố.

Hòa Bình: Tai nạn gây tử vong, QL.6 ùn tắc
Thông tin từ lực lượng chức năng tỉnh Hòa Bình cho biết, vụ tai nạn xảy ra vào chiều ngày 27/3, trên QL.6 đoạn qua huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình khiến 1 người tử vong tại chỗ.

Bến xe buýt Yên Thuỷ - Hoà Bình chìm trong biển lửa
Một vụ cháy bất ngờ xảy ra tại Bến xe buýt Yên Thuỷ - Hoà Bình khiến 2 phương tiện cháy rụi.

Được chủ nhà mời cơm, người thợ đi mô tô mất cả tháng lương
Sau bữa cơm tối được chủ nhà mời, người thợ xây điều khiển xe mô tô về nhà thì bị các chiến sĩ CSGT phát hiện có nồng độ cồn ở mức 0,662mg/L khí thở, đây là vi phạm vượt mức kịch khung.

Va chạm xe điện, nam thanh niên tử vong
Vụ tai nạn xảy ra vào đêm 26/3, trên đường 12B, đoạn qua huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình khiến 1 nam thanh niên tử vong.

Tài xế vi phạm nồng độ cồn vẫn tăng
Theo số liệu của Cục Cảnh sát giao thông, trong 45 ngày qua, cả nước đã có gần 100.000 tài xế vi phạm nồng độ cồn bị xử lý.

TT.Huế giảm số lượng tai nạn giao thông
Ngày 24/3, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, sau hơn 1 tháng ra quân lực lượng CSGT Công an tỉnh đã phát hiện, xử lý gần 1.200 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, trong đó có 43 phương tiện ô tô và hơn 1100 phương tiện mô tô.