Chuyên mục


Tọa đàm về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và dự án Luật Đường bộ

31/08/2023 19:22 (GMT +7)

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh: “Về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và dự án Luật Đường bộ cần thể hiện tinh thần chủ động chuẩn bị từ sớm, từ xa trong công tác xây dựng luật nhằm mang tính thống nhất trong hệ thống pháp luật và tính khả thi trong thực tiễn".

Ngày 31/8, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội phối hợp với Bộ Công an, Bộ Giao thông, tỉnh Bắc Ninh tổ chức Tọa đàm về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và dự án Luật Đường bộ. Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội dự và phát biểu chỉ đạo tại tọa đàm.

Toàn cảnh buổi tọa đảm.

Toàn cảnh buổi tọa đảm.

Phát biểu đề dẫn tại Tọa đàm, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh của Quốc hội cho biết, Luật Giao thông đường bộ được ban hành năm 2008, sau 15 năm thực hiện, nhiều quy định của Luật đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, không đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý trong lĩnh vực này, nhất là trước sự phát triển của hạ tầng giao thông, sự gia tăng nhanh chóng của số lượng phương tiện giao thông và tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam.

Mặc dù tỉ lệ tai nạn giao thông vẫn ở mức cao và nghiêm trọng, nhất là số người chết, luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho người, phương tiện khi tham gia giao thông; tình trạng vi phạm pháp luật khi tham gia giao thông vẫn diễn ra phổ biến; các loại tội phạm hoạt động trên các tuyến giao thông đường bộ diễn biến phức tạp; ùn tắc giao thông phức tạp tại các thành phố lớn do lưu lượng phương tiện tăng đột biến…

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn phát biểu đóng góp ý kiến từ việc thực tiễn từ triển khai mô hình 'Tỉnh an toàn giao thông'.

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn phát biểu đóng góp ý kiến từ việc thực tiễn từ triển khai mô hình "Tỉnh an toàn giao thông".

Bên cạnh đó, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được xây dựng và ban hành trong bối cảnh hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ còn hạn chế, hiện không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới. Do vậy việc tách các nội dung của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và xây dựng 2 dự án luật là Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ để quy định đầy đủ, chuyên sâu về từng lĩnh vực, phù hợp với xu thế chung trên thế giới.

Để tiếp tục nghiên cứu, đóng góp ý kiến, góp phần hoàn chỉnh 2 dự án Luật, các đại biểu tập trung tham luận, đóng góp ý kiến để làm rõ các vấn đề về cơ sở lý luận, pháp lý, khoa học và thực tiễn có liên quan đến dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và dự án Luật Đường bộ; kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về đường bộ, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội dự và phát biểu chỉ đạo tại tọa đàm.

Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội dự và phát biểu chỉ đạo tại tọa đàm.

Phát biểu chỉ đạo, Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội ghi nhận sự chủ động, sáng tạo của Ủy ban Quốc phòng an ninh, tỉnh Bắc Ninh, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải trong tổ chức tọa đàm trước khi Chính phủ trình 2 dự án Luật lên Quốc hội, thể hiện tinh thần chủ động chuẩn bị từ sớm, từ xa trong công tác xây dựng luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gợi ý các đại biểu nghiên cứu cho ý kiến, trao đổi và làm rõ về việc thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng có liên quan đến lĩnh vực bảo đảm an toàn giao thông đường bộ; làm rõ sự cần thiết phải tách Luật Giao thông đường bộ hiện hành thành Dự án luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Dự án Luật đường bộ; sự phù hợp của nội dung chính sách với đường lối chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật và tính khả thi, nhất là những nội dung cụ thể giữa 2 dự thảo Luật; về tên gọi, phạm vi điều chỉnh của từng dự thảo Luật; kỹ thuật lập pháp, nội dung, bố cục, tính rõ ràng, cụ thể, logic của từng dự thảo Luật.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu cơ bản đồng tình, nhất trí với sự cần thiết và những nội dung cơ bản của 2 dự án Luật. Các ý kiến cũng đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục làm rõ về sự thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng về lĩnh vực tổ chức giao thông đường bộ, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; sự phù hợp của 2 dự án Luật trên với hệ thống pháp luật nước ta và thông lệ quốc tế...

Trung tướng Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội phát biểu tại buổi tọa đàm.

Trung tướng Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội phát biểu tại buổi tọa đàm.

Đại biểu Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá Giáo dục của Quốc hội cho rằng, hiện nay tai nạn giao thông đang là vấn đề nhức nhối. Vì vậy,việc xây dựng 2 dự án luật là Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ là cần thiết. Tuy nhiên, đại biểu băn khoăn đến vấn đề chồng chéo về trách nhiệm quản lý nhà nước. Bởi vậy, xây dựng hai Luật này, các cơ quan chức năng cần quy định trách nhiệm nhà nước rõ ràng, đảm bảo mục tiêu chính là giảm thiểu, dẫn đến triệt tiêu tai nạn giao thông….

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng khi xây dựng 2 Luật trên cần xây dựng phụ lục về việc thể chế hoá các Nghị quyết có liên quan trong quá trình làm luật; thống kê các nghị quyết, nội dung, thể chế ở các điều, khoản…

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng phát biểu tại buổi tọa đàm về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và dự án Luật Đường bộ.

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng phát biểu tại buổi tọa đàm về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và dự án Luật Đường bộ.

Sau khi lắng nghe ý kiến của các đại biểu, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng làm rõ một số nội dung các đại biểu Quốc hội quan tâm. Đồng thời, tiếp thu các ý kiến đại biểu Quốc hội để Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các Dự thảo Luật đạt chất lượng tốt nhất trình Quốc hội tại kỳ họp sắp tới.

Thanh Tuyền
Xử lý nghiêm trường hợp dùng xe cá nhân kinh doanh vận tải
Thời gian tới Cục Đường bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với ngành công an, TT&TT, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng xe cá nhân để kinh doanh vận tải qua hình thức lập nhóm trên Zalo, Facebook và các mạng xã hội khác.

Khởi tố cán bộ VietinBank đấm vào mặt CSGT
Ngày 28/9, Cục CSGT thông tin, Cơ quan CSĐT Công an thành phố Bắc Ninh đã ra quyết định Khởi tố vụ án hình sự, Khởi tố bị can đối với Lê Ngọc về tội “Chống người thi hành công vụ”.

Siết chặt kiểm soát quản lý thủ tục hàng không
Liên quan đến sự việc nhân viên bốc xếp hành lý ký gửi có hành vi trộm cắp tài sản của hành khách, Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam xem xét, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm trong quá trình làm thủ tục hàng không.

Không có “vùng cấm” trong xử lý vi phạm nồng độ cồn
Ngày 27/9, đại diện Cục CSGT cho biết, thực hiện mệnh lệnh của lãnh đạo Bộ Công an, lực lượng CSGT toàn quốc đã và đang kiểm tra, xử lý quyết liệt vi phạm về trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bắc Giang: Xử lý nghiêm nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn
Từ ngày 23 đến ngày 25/9, Cục CSGT (Bộ Công an) và các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với Công an tỉnh Bắc Giang tiến hành tuần tra, kiểm soát công tác bảo đảm ATGT trên địa bàn tỉnh, phát hiện và xử lý nghiêm hàng trăm trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Hơn 20 triệu GPLX bằng giấy phải đổi
Bộ Công an đề xuất những giấy phép lái xe (GPLX) không thời hạn được cấp trước ngày 1/7/2012 phải đổi sang GPLX mới theo lộ trình do Chính phủ quy định.

Xử phạt người phụ nữ lập nhóm Zalo “báo chốt” CSGT ở Hoà Bình
Người phụ nữ ở tỉnh Hoà Bình lập nhóm Zalo để các thành viên đăng tải vị trí, địa điểm tuần tra, kiểm soát của lực lượng CSGT cho người vi phạm tìm cách đối phó.