Chuyên mục


Nghiên cứu vốn làm cảng ngoài khơi Trần Đề

12/06/2023 21:37 (GMT +7)

Theo quy hoạch, cảng Trần Đề có thể tiếp nhận tàu tổng hợp, tàu chuyên container tải trọng 100.000 DWT hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện, tàu hàng rời trọng tải đến 160.000 DWT.

Bộ GTVT vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Sóc Trăng liên quan tới dự án đầu tư khu bến cảng Trần Đề. Văn bản nêu rõ, Bộ GTVT ủng hộ đề xuất của UBND tỉnh Sóc Trăng về quy mô dự án khu bến cảng ngoài khơi Trần Đề thuộc cảng biển loại đặc biệt.

Bộ GTVT cho biết, theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, quan điểm thu hút nguồn lực là huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư đồng bộ, có trọng tâm trọng điểm hệ thống kết cấu hạ tầng hàng hải; ưu tiên nguồn lực Nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng.

Phối cảnh cảng biển Trần Đề

Phối cảnh cảng biển Trần Đề

Khu bến Trần Đề được định hướng phát triển theo định hướng xã hội hóa phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và năng lực của nhà đầu tư. Theo đó, Bộ GTVT ủng hộ sự cần thiết thực hiện nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư khu bến cảng Trần Đề, làm cơ sở kêu đầu tư theo định hướng quy hoạch cảng biển được duyệt.

Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Sóc Trăng nghiên cứu nguồn vốn (có thể từ nguồn ngoài ngân sách hoặc nguồn ngân sách) để tổ chức thực hiện theo quy định.

Được biết, trước đó, UBND tỉnh Sóc Trăng đã có công văn gửi Bộ GTVT về chủ trương lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng cảng biển Trần Đề. Trong đó, kiến nghị Bộ GTVT xem xét, chấp thuận việc cho phép nhà đầu tư đề xuất dự án theo quy định pháp luật về đầu tư hoặc theo phương thức PPP, phù hợp với nhu cầu, năng lực của nhà đầu tư hoặc Cơ quan nhà nước đề xuất dự án.

Theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt và đề xuất của tỉnh Sóc Trăng, đến năm 2030, cảng Trần Đề sẽ xây dựng 6 bến cảng dài 1.600 - 2.200 m, gồm 4 bến tổng hợp, hàng rời tiếp nhận tàu trọng tải đến 160.000DWT giảm tải và 2 bến container tiếp nhận tàu trọng tải đến 100.000DWT. Công suất hàng hóa thông qua khoảng 30 - 35 triệu tấn/năm, diện tích cảng rộng 1.400 ha.

Cảng cũng sẽ có bến sà lan dài 500 m tiếp nhận sà lan đến 5.000T phục vụ tiếp chuyển hàng hóa từ bến cảng ngoài khơi vào phía bờ, cầu dẫn vượt biển dài 18 km.

Đồng thời, khu cảng Trần Đề đóng vai trò thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất trong vùng; đẩy mạnh hoạt động vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường biển; Đảm nhận vai trò trung chuyển than cho các trung tâm nhiệt điện khu vực đồng bằng sông Cửu Long; Thu hút hàng trung chuyển đi Campuchia qua tuyến đường thủy sông Mekong, đặc biệt tuyến sông Hậu, một trong hai nhánh chính (cùng với nhánh sông Tiền) của sông Mekong chảy vào Việt Nam.

Khánh Uyên
Liên Khương sẽ trở thành cảng hàng không quốc tế
Bộ Giao thông vận tải vừa phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không Liên Khương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Vàng thế giới phá kỷ lục, thị trường trong nước 'nóng' trở lại
Sáng sớm nay, đã có lúc giá vàng tăng vọt lên tới 2.440 USD/ounce, vượt qua cả mức kỷ lục cao nhất trong lịch sử được thiết lập vào tháng 4 trước đó. Giá vàng trong nước được dự báo sẽ tăng trở lại và sớm phá kỷ lục cũ.

Vàng SJC 'mất đỉnh' 90 triệu đồng/lượng
Giá vàng trong nước sáng nay đồng loạt giảm mạnh, đặc biệt vàng miếng SJC ở một số nơi đã "tuột mốc" 90 triệu đồng/lượng.

TP. HCM: Lên phương án đấu giá 3.790 căn hộ tái định cư bỏ trống ở Thủ Thiêm
Mới đây, tại cuộc làm việc giữa Đại biểu Quốc hội TP. HCM với UBND Thành phố chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đại diện Sở Xây dựng TP. HCM đã trình bày những giải pháp đối với các căn hộ tái định cư và đất nền đang bỏ trống trên địa bàn.

Lượng vàng trúng thầu lần 7 cao kỷ lục
Phiên đấu thầu vàng lần thứ 7 diễn ra thành công, với 11 đơn vị tham gia và số lượng vàng miếng SJC trúng thầu cao kỷ lục là 12.300 lượng.

Đấu thầu vàng miếng lần 7, lần đầu tiên hạ giá đặt cọc
Phiên đấu thầu vàng miếng thứ 7 trong năm nay sẽ diễn ra vào sáng mai 16/5. Giá tham chiếu để tính giá đặt cọc là 87,5 triệu đồng/lượng, giảm 500 nghìn đồng so với phiên đấu thầu gần nhất.

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024: SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Nhiều mục tiêu quan trọng đã được thông qua tại Đại hội, trong đó, lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.