Chuyên mục


Lưu ý lỗi vi phạm xe máy năm 2023

22/01/2023 11:35 (GMT +7)

Nắm rõ các mức phạt lỗi vi phạm giao thông đối với xe máy là cách chuẩn bị tốt khi tham gia giao thông để tránh bị phạt và đảm bảo an toàn cho mình lẫn người khác.

Xe máy chở hàng cồng kềnh 

Căn cứ vào Khoản 4 Điều 19 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét. Trường hợp chở hàng vượt quá giới hạn nêu trên thì sẽ được coi là chở hàng hóa cồng kềnh khi tham gia giao thông.

Nếu tài xế chở hàng hóa cồng kềnh được xác định là quá giới hạn thì sẽ bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng

Nếu tài xế chở hàng hóa cồng kềnh được xác định là quá giới hạn thì sẽ bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng

Căn cứ theo điểm k khoản 3 và điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, hiện nay không có mức xử phạt đối với lỗi chở hàng hóa cồng kềnh mà chỉ xử phạt khi điều khiển xe máy chở hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định. Do đó, nếu tài xế chở hàng hóa cồng kềnh được xác định là quá giới hạn thì sẽ bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Trường hợp, do việc xếp hàng vượt quá giới hạn quy định mà gây tai nạn giao thông thì tài xế còn bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 tháng đến 04 tháng.

Xe máy không mang theo giấy phép lái xe

Căn cứ theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ–CP, trường hợp tài xế điều khiển xe máy bị cảnh sát giao thông lập biên bản lỗi không mang theo giấy phép lái xe thì sẽ bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Với lỗi điều khiển xe máy không mang theo giấy phép lái xe tài xế sẽ được nộp phạt qua bưu điện chỉ khi bị xử phạt không cư trú tại nơi xảy ra hành vi vi phạm và có đề nghị về việc nộp phạt qua bưu điện đối với người có thẩm quyền

Với lỗi điều khiển xe máy không mang theo giấy phép lái xe tài xế sẽ được nộp phạt qua bưu điện chỉ khi bị xử phạt không cư trú tại nơi xảy ra hành vi vi phạm và có đề nghị về việc nộp phạt qua bưu điện đối với người có thẩm quyền

Căn cứ theo Mục 3 của Nghị quyết 10/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2016 quy định việc nộp phạt vi phạm giao thông qua đường bưu điện chỉ áp dụng trong trường hợp người vi phạm chỉ bị phạt tiền mà không có các hình thức xử phạt bổ sung khác như tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, tạm giữ phương tiện, tước phù hiệu,… Đồng thời, cá nhân bị xử phạt cũng không cư trú, tổ chức bị xử phạt không đóng trụ sở tại nơi xảy ra hành vi vi phạm.

Nếu thỏa mãn 2 điều kiện trên thì khi người vi phạm có đề nghị nộp phạt qua đường bưu điện thì người có thẩm quyền xử phạt phải đưa ra quyết định nộp phạt qua bưu điện và gửi quyết định xử phạt bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt tới cá nhân hoặc tổ chức vi phạm.

Theo đó, với lỗi điều khiển xe máy không mang theo giấy phép lái xe tài xế sẽ được nộp phạt qua bưu điện chỉ khi bị xử phạt không cư trú tại nơi xảy ra hành vi vi phạm và có đề nghị về việc nộp phạt qua bưu điện đối với người có thẩm quyền.

Xe máy chở quá số người quy định

Khi tham gia giao thông bằng xe máy, phải tuân thủ quy định về số người tối đa được trở trên phương tiện. Theo quy định tại Điều 30 Luật giao thông đường bộ, trong trường hợp thông thường, trên xe chỉ có tối đa 2 người, tính cả người điều khiển. Việc chở quá số người quy định là đang vi phạm về trật tự, an toàn giao thông.

Các trường hợp chở quá số người quy định được triển khai trong nội dung khoản 1 Điều 30

Các trường hợp chở quá số người quy định được triển khai trong nội dung khoản 1 Điều 30

Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người: Chở người bệnh đi cấp cứu; Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; Trẻ em dưới 14 tuổi.

Các trường hợp chở quá số người quy định được triển khai trong nội dung khoản 1 Điều 30. Trong đó, số người tối đa được phép trở thêm là 2 người. Như vậy kể cả trong các trường hợp này, trên xe cũng chỉ có tối đa 3 người ngồi.

Xe máy không tuân thủ đèn tín hiệu, biển báo, hiệu lệnh giao thông

Theo điểm e Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định khi phạm vào lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông xe máy thì tài xế sẽ bị: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng; Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.

Điều khiển xe máy nhưng không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Điều khiển xe máy nhưng không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được thay thế bởi cụm từ bởi điểm e khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định người điều khiển xe máy không chấp hành chỉ dẫn của vạch kẻ đường sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Tại điểm g Khoản 4 và điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định điều khiển xe máy nhưng không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.

Điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi

Theo khoản 1 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008, người lái xe tham gia giao thông phải đáp ứng các điều kiện về độ tuổi, sức khỏe quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự

Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

Theo đó, điều kiện về tuổi và sức khỏe của người lái xe quy định như sau:

- Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

- Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

- Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

- Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

- Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

- Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.

Căn cứ khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt đối với người chưa đủ tuổi lái xe quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy sẽ áp dụng hình thức xử phạt hành chính nhẹ nhất đó là phạt cảnh cáo. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, có thể bị phạt tiền lên đến 600.000 đồng.

Theo khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi giao xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ 2008 điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng) có thể chịu các mức phạt như sau: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân là chủ phương tiện; Phạt tiền từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ phương tiện.

Điều khiển xe máy chạy quá tốc độ

Theo điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến 10km/h.

Theo điểm b Khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h

Theo điểm b Khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h

Theo điểm a Khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h.

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1 tháng đến 3 tháng (Điểm a Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Theo điểm b Khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h.

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 2 tháng đến 4 tháng (Điểm b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Điều khiển xe máy có nồng độ cồn

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, hành vi điều khiển mô tô, xe máy (gồm cả xe máy điện) mà trong hơi thở hoặc máu có nồng độ cồn sẽ bị phạt tiền từ 2-8 triệu đồng. Ngoài ra còn bị tước GPLX từ 10-24 tháng.

Nếu người điều khiển phương tiện không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ thì bị phạt tiền ở mức “kịch khung”

Nếu người điều khiển phương tiện không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ thì bị phạt tiền ở mức “kịch khung”

Cụ thể, tại Điều 6 của Nghị định này quy định rõ 3 mức xử phạt:

Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với người điều khiển mô tô, xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Đồng thời, tước GPLX từ 10-12 tháng.

Phạt tiền từ 4-5 triệu đồng đối với người điều khiển mô tô, xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Đồng thời, tước GPLX từ 16-18 tháng.

Phạt tiền từ 6-8 triệu đồng đối với người điều khiển mô tô, xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Đồng thời, tước GPLX từ 22-24 tháng.

Ngoài ra, nếu người điều khiển phương tiện không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ thì bị phạt tiền ở mức “kịch khung”, tức là phạt tiền đến 8 triệu, tước GPLX đến 24 tháng.

Hồng Thơ
Thêm quy định về quản lý hoạt động vận tải hành khách
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 41/2024 sửa đổi, bổ sung nhiều quy định liên quan đến quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô, Nghị định này có hiệu lực từ 1/6.

Bắc Giang: Bảo đảm TTATGT dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm du lịch hè 2024
Ngày 16/4, ông Lê Ô Pích, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã ký Công văn về việc tăng cường bảo đảm TTATGT phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5 và cao điểm du lịch hè 2024.

Xử lý nam thanh niên giả làm cán bộ kiểm tra Điều lệnh CAND
Nguyễn Lê Ngọc Thi thuê ô tô rồi gắn biển số 80A, giả làm cán bộ kiểm tra Điều lệnh Công an nhân dân để ra oai với người khác.

Nỗ lực đảm bảo trật tự, an toàn giao thông Lễ hội chùa Thầy
Trong 4 ngày (từ 12/4-15/4), các lực lượng chức năng huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã túc trực đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn trong dịp Lễ hội chùa Thầy năm 2024.

Triển khai giải pháp để người dân đi lại thuận lợi dịp lễ 30/4 - 01/5
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại trong dịp nghỉ lễ 30/4-01/5 và cao điểm du lịch hè năm 2024 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Lộ trình mới cho tài xế qua hầm Bãi Gió
Hiện tại, hầm đường sắt Bãi Gió trên tuyến đường sắt Bắc- Nam, qua địa phận xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa bị sụt lún đất đá từ đỉnh vòm hầm và đang tiếp tục sụt lún, diễn biến phức tạp.

Phòng CSGT Công an tỉnh Bắc Giang phát hiện một tài xế xe container vi phạm nồng độ cồn
Đêm 12/4, Tổ công tác thuộc Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 2 (Phòng CSGT, Công an tỉnh Bắc Giang) thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về chuyên đề tốc độ, nồng độ cồn, và ma tuý.