Chuyên mục


Lãi suất tăng, VND giảm giá

27/10/2022 21:46 (GMT +7)

Hàng loạt ngân hàng thương mại đã công bố biểu lãi suất mới áp dụng có kỳ hạn dưới 6 tháng lên mức kịch trần.

Lãi tiền gửi lên hơn 8%/năm

Tối ngày 24/10, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố quyết định nâng mạnh một loạt lãi suất điều hành lần thứ hai liên tiếp chỉ trong vòng hơn 1 tháng qua. Trong đó, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng từ mức 0,5%/năm lên 1,0%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng từ 5,0%/năm lên 6,0%/năm.

Ngay sau khi có quyết định từ Nhà điều hành, một loạt các ngân hàng thương mại đã công bố biểu lãi suất mới, với mức lãi suất áp dụng có kỳ hạn dưới 6 tháng ở phần lớn các thành viên được đẩy lên mức kịch trần mới.

Ngay sau khi có quyết định từ Nhà điều hành, một loạt các ngân hàng thương mại đã công bố biểu lãi suất mới, với mức lãi suất áp dụng có kỳ hạn dưới 6 tháng ở phần lớn các thành viên được đẩy lên mức kịch trần mới.

Ngay sau khi có quyết định từ Nhà điều hành, một loạt các ngân hàng thương mại đã công bố biểu lãi suất mới, với mức lãi suất áp dụng có kỳ hạn dưới 6 tháng ở phần lớn các thành viên được đẩy lên mức kịch trần mới.

Ngân hàng Bản Việt mới đây điều chỉnh lãi suất tiền gửi ở một loạt kỳ hạn với mức điều chỉnh tăng từ 0,5% - 1,2% theo từng kỳ hạn gửi. Đây là lần điều chỉnh thứ hai của Bản Việt kể từ ngày 23/9/2022.

Cụ thể, với các khoản tiền gửi tiết kiệm tại quầy Bản Việt nâng lãi suất tiền gửi 1-5 tháng từ 5%/năm lên kịch trần 6%/năm. Không chỉ các mốc lãi suất kỳ hạn ngắn được điều chỉnh tăng, trong thông báo mới này, Bản Việt cũng tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6-11 tháng từ mức 6,5-6,7%/năm lên 7,6-8,1%/năm. Tại kỳ hạn 12 tháng, lãi suất Bản Việt đưa ra đã tăng từ 7,0%/năm lên 8,2%/năm. Các khoản tiền gửi kỳ hạn dài 18, 24, 36, 48 và 60 tháng đến nay cũng đã tăng lên đến 8,9%/năm.

Tương tự, với hình thức gửi tiền qua kênh trực tuyến, khách hàng gửi tiền tại ngân hàng với các kỳ hạn 1-5 tháng đều sẽ được áp dụng mức lãi suất kịch trần 6%/năm.

Đặc biệt, nếu gửi tiền qua kênh trực tuyến khách hàng sẽ nhận được mức lãi suất lên tới 8,0%/năm cho kỳ hạn 6 tháng; 8,6%/năm với kỳ hạn 12 tháng và 8,9%/năm với kỳ hạn 24 tháng. Đây cũng là mức lãi suất cao nhất tại Bản Việt áp dụng với các khoản tiền gửi cá nhân.

Với biểu lãi suất kể trên, Bản Việt hiện là một trong những ngân hàng có lãi suất huy động cao nhất thị trường.

Tại BacABank, lãi suất các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng cũng đã được đẩy lên mức kịch trần mới. Cụ thể, lãi suất không kỳ hạn và kỳ hạn 1 tuần - 3 tuần được áp dụng 1%/năm trong khi lãi suất kỳ hạn 1 tháng – 5 tháng là 6%/năm, tăng 1 điểm %/năm so với trước.

Với kỳ hạn dài hơn, ngân hàng này cũng điều chỉnh tăng phổ biến 0,6-0,8 điểm % so với đầu tháng 10. Hiện, lãi suất cao nhất tại ngân hàng là 8,4%/năm, áp dụng cho khách hàng gửi tiết kiệm trên 1 tỷ đồng, kỳ hạn từ 18 tháng trở lên.

Một số ngân hàng khác như NCB, SeABank cũng đã áp dụng biểu lãi suất mới kể từ ngày 25/10 với lãi suất tăng mạnh ở hầu hết các kỳ hạn, trong đó, các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng đều được tăng kịch trần 6%/năm.

Hiện khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng trở lên tại NCB theo hình thức trực tuyến đã có lãi suất trên 8%/năm và cao nhất là 8,45%/năm dành cho kỳ hạn từ 24 tháng. Còn tại SeABank, mức lãi suất cao nhất đang được áp dụng là 7,4%, áp dụng cho các kỳ hạn từ 24 – 36 tháng, tăng 1,2 điểm % so với đầu tháng 10.

VND có thể mất giá 10-15% trong năm nay

Trong báo cáo thị trường tiền tệ mới đây của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, việc tỷ giá USD/VND tăng vọt đã khiến cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) buộc phải tăng lãi suất điều hành thêm 1 điểm % nhằm kiềm hãm đà tăng của tỷ giá. Hành động tăng lãi suất của NHNN theo đó ảnh hưởng đến một loạt các lãi suất trên thị trường 1. Chênh lệch lãi suất cho vay qua đêm giữa tiền USD và tiền VND hiện đang ở mức 300 điểm cơ bản.

Dù vậy, biến động mạnh của tỷ giá trong một thời gian ngắn đã tạo ra tâm lý găm giữ đồng USD, với tình hình thanh khoản hệ thống hiện tại và áp lực bên ngoài chưa chấm dứt, VDSC không loại trừ khả năng tiền đồng có thể mất giá 10%-15% trong năm 2022. 

Tỷ giá và lãi suất hiện đang là một vòng xoáy, chuyên gia cho rằng NHNN có thể điều chỉnh tăng thêm 0,5-1 điểm % lãi suất điều hành trong hai tháng cuối năm vì hiện tại đây là công cụ khả dĩ nhất để giảm bớt áp lực tỷ giá.

Từ đầu tháng 10 đến nay, NHNN chỉ bán ra chưa đến 1 tỷ USD, cho thấy bộ đệm dự trữ ngoại hối đã yếu đi đáng kể. Đồng thời, dù cán cân thương mại thặng dư nhẹ nhưng triển vọng xuất khẩu kém khả quan khiến cho cán cân thanh toán không đủ sức để cân bằng áp lực đối với nhu cầu USD trong nước.

Báo cáo thị trường tiền tệ của VDSC tháng 10

Báo cáo thị trường tiền tệ của VDSC tháng 10

Biến động tỷ giá trong tháng vừa qua phần lớn do nguyên nhân nội tại hơn là do áp lực từ bên ngoài. Chỉ số đồng USD gần như đi ngang trong suốt thời gian qua, giao dịch ở vùng 110-113 từ đầu tháng 10 đến nay.

Trong khi đó, đồng nhân dân tệ mất giá khoảng 2,1% trước và sau kỳ họp Đại hội Đảng. Xét mức biến động theo tháng, tiền đồng có thể là một trong những đồng tiền mất giá mạnh nhất so với đồng USD trong tháng 10.

Nhóm phân tích nhìn nhận nguyên nhân nội tại là những biến động trên thị trường ngân hàng, sự kiện Vạn Thịnh Phát (VTP) là khởi điểm kéo theo việc hỗ trợ thanh khoản cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và những tác động dây chuyền sau đó vẫn chưa kết thúc. 

Từ đầu tháng 10/2022 đến nay, tiền đồng đã mất giá 4,1% so với cuối tháng 9, gần xấp xỉ mức mất giá của tiền đồng trong suốt 9 tháng đầu năm. Tỷ giá liên ngân hàng biến động tăng mạnh song hành với việc NHNN liên tục nâng tỷ giá trung tâm, nới biên độ tỷ giá và tăng giá bán USD cho các NHTM.

Cụ thể, tỷ giá trung tâm đã có bước điều chỉnh nhanh và mạnh trong tháng 10, tăng 1,3% so với cuối tháng 9, cao hơn mức điều chỉnh 1,1% trong suốt 9 tháng đầu năm. Trong tháng 10, giá bán USD của NHNN đã tăng tổng cộng 3 lần với tổng mức tăng là 1.170 đồng, cao hơn nhiều so với mức điều chỉnh 550 đồng trong 3 lần tăng trước đó.

Trên thị trường tự do, tỷ giá tự do đã tăng thêm 3,8% trong tháng 10. Tuy nhiên, khác với các giai đoạn trước đó, bước tăng tỷ giá tự do có phần chậm hơn và đều là phản ứng theo sau các quyết định điều chỉnh chính sách tỷ giá của NHNN.

Lũy kế từ đầu năm đến nay, tiền đồng đã mất giá xấp xỉ 8,8% trên thị trường chính thức, diễn biến đang có xu hướng rơi vào kịch bản xấu mà dự đoán là mức mất giá 10% cho cả năm 2022. 

Mỹ Diệu
Canada coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu trong khu vực
Chiều 27/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Phát triển kinh tế, thương mại quốc tế và xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Vinhomes Royal Island tạo cơn địa chấn mới
Vinhomes Royal Island vừa tạo ra cơn địa chấn mới trên thị trường bất động sản bằng màn ra mắt ấn tượng, hé lộ những tiện ích thượng lưu lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Sức hút đặc biệt của Thành phố đảo Hoàng Gia còn đến từ địa thế độc tôn cùng khả năng kết nối vượt trội.

Đi tìm “tọa độ” sôi động nhất của bất động sản Đà Nẵng 2024
Việc công bố quy hoạch chung thành phố, đồng thời thông qua đồ án Quy hoạch phân khu Ven sông Hàn và bờ Đông được dự báo sẽ tạo sức bật cho BĐS Đà Nẵng trong năm 2024.

SeABank - Nơi những người dành cả thanh xuân để cống hiến
Trên hành trình 30 năm phát triển, kết nối giá trị cuộc sống của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) không thể thiếu những con người tận tâm gắn bó, nhiệt huyết đam mê, dành cả thanh xuân để cống hiến.

Phát huy vai trò nòng cốt, mở đường của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 127/TB-VPCP ngày 23/3/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị gặp mặt đầu xuân với các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu trên toàn quốc.

Đề xuất bố trí 10.650 tỷ đồng xử lý 8 dự án BOT thua lỗ
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa đề xuất Chính phủ bố trí 10.650 tỷ đồng hỗ trợ 8 dự án BOT gặp khó khăn. Tám dự án được chia 3 nhóm.

Giá vàng sáng 22/3 đồng loạt giảm
Cùng chiều với diễn biến trên thị trường thế giới, giá vàng trong nước sáng ngày 22/3 đồng loạt giảm, SJC ngóng chờ chính sách mới.