Chuyên mục


Gia đình Chủ tịch Hải Phát Invest bán "chui" cổ phiếu ở phiên khớp lệnh 1.400 tỷ!

16/04/2023 12:00 (GMT +7)

Liệu nhà đầu tư HPX có bị hớ giống như vụ FLC cách đây đúng một năm? Thời điểm đó, HPX bất ngờ quay đầu tăng trần lên 9.100 đồng/cp, thị giá cổ phiếu này nay chỉ còn chưa đến một nửa so với thời điểm vợ và em trai Chủ tịch HĐQT Hải Phát Invest bán “chui”.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa thông báo xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Chu Thị Lương (Địa chỉ: BT12-08, Khu đô thị mới Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) về hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch.

Bà Chu Thị Lương là vợ ông Đỗ Quý Hải, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest - mã HPX). Ngày 30/11/2022, cá nhân này đã bán 2.564.700 cổ phiếu HPX nhưng không báo cáo trước khi thực hiện giao dịch. Với hành vi trên, bà Chu Thị Lương bị xử phạt 512,94 triệu đồng.

Từ ngày 27/12/2022 đến 3/2/2023, Chủ tịch Hải Phát đã chủ động bán 17,9 triệu cổ phiếu HPX theo phương pháp khớp lệnh. Như vậy, tỷ lệ sở hữu của ông Hải giảm liên tục từ hơn 40% xuống 14,4% vốn, do bị bán giải chấp và bán chủ động.

Từ ngày 27/12/2022 đến 3/2/2023, Chủ tịch Hải Phát đã chủ động bán 17,9 triệu cổ phiếu HPX theo phương pháp khớp lệnh. Như vậy, tỷ lệ sở hữu của ông Hải giảm liên tục từ hơn 40% xuống 14,4% vốn, do bị bán giải chấp và bán chủ động.

Với lý do tương tự, UBCKNN đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính 206,48 triệu đồng đối với ông Đỗ Quý Cường (Địa chỉ: Số 2, Ngõ 133, đường Lê Lợi, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội). Ông Đỗ Quý Đường là em trai ông Đỗ Quý Hải. Cùng ngày 30/11/2022, cá nhân này đã bán 1.032.400 cổ phiếu HPX nhưng không báo cáo trước khi thực hiện giao dịch.

Ngoài phạt tiền, vợ và em trai Chủ tịch HĐQT Hải Phát Invest còn bị đình chỉ giao dịch trong thời gian 4 tháng. Tại phiên 30/11/2022, cổ phiếu HPX ghi nhận khối lượng khớp lệnh kỷ lục lên đến 165 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch lên đến gần 1.400 tỷ đồng.

Từ tháng 11/2022 đến nay, các công ty chứng khoán đã bán giải chấp hơn 74 triệu cổ phiếu HPX (tương ứng 24% vốn) của Chủ tịch HĐQT. Lần bị ép bán gần nhất là vào 23/3 vừa qua. Bên cạnh đó, từ ngày 27/12/2022 đến 3/2/2023, Chủ tịch Hải Phát đã chủ động bán 17,9 triệu cổ phiếu HPX theo phương pháp khớp lệnh. Như vậy, tỷ lệ sở hữu của ông Hải giảm liên tục từ hơn 40% xuống 14,4% vốn, do bị bán giải chấp và bán chủ động.

hpx

Ủy ban Chứng khoán mới đây cũng không đồng ý cho Hải Phát gia hạn thời gian nộp Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, do không thuộc trường hợp bất khả kháng theo quy định. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/4, mã HPX chỉ còn đạt mức 4.250 đồng/cổ phiếu, giảm 53% so với phiên ngày ông Đường và bà Lương giao dịch “chui” cổ phiếu. 

Trường hợp của gia đình chủ tịch Hải Phát Invest khiến không ít nhà đầu tư nhớ lại vụ thao túng thị trường chứng khoán của Chủ tịch FLC. Ngày 29/3/2022, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với ông Trịnh Văn Quyết - chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC, để điều tra tội thao túng thị trường chứng khoán.

Hành vi sai phạm thao túng thị trường chứng khoán của bị can Trịnh Văn Quyết bị xác định được thực hiện từ đầu tháng 12/2021 kéo dài đến phiên giao dịch ngày 10/1/2022 - phiên mà chủ tịch FLC bán chui 74,8 triệu cổ phiếu.

Theo đó, ông Quyết đã vẽ ra một "kịch bản" khá tinh vi, chỉ đạo nhiều người cùng tham gia "thổi giá" cổ phiếu của chính tập đoàn mình nắm giữ lên một mức cao ngất ngưởng để "lùa gà" nhiều nhà đầu tư rồi "úp sọt" bán chui số cổ phiếu ông mua rẻ với mục đích hưởng lợi bất chính.

Bị can Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo nhiều người thân trong gia đình và một số người khác điều hành nhân viên Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty con sử dụng khoảng 20 tài khoản chứng khoán của 11 tổ chức để thực hiện việc "làm giá". Những cá nhân này thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán FLC với tần suất lớn nhằm tạo ra cung cầu giả để đẩy giá lên cao.

Trịnh Văn Quyết cùng những người giúp sức đã tham gia 28/28 phiên giao dịch, số lượng đặt mua chiếm 12% và số lượng đặt bán chiếm 7% tổng khối lượng thị trường. Hành vi tạo cung cầu giả của nhóm Trịnh Văn Quyết đã đẩy giá cổ phiếu FLC từ hơn 14.000 đồng/cổ phiếu ngày 1-12-2021 liên tục tăng, thậm chí tăng "trần" nhiều phiên và phiên tăng "trần" cao nhất là 24.000 đồng/cổ phiếu. Giá cổ phiếu FLC đã được nhóm của bị can Quyết làm "ảo thuật" tăng hơn 64%.

Sau khi giá cổ phiếu FLC được "thổi" lên cao ngất ngưởng thì chủ tịch tập đoàn này đã dùng chiêu "úp sọt", chỉ đạo người thân bán ra 175 triệu cổ phiếu. Tổng số cổ phiếu FLC nhóm của ông Quyết bán ra đã khớp lệnh là 74,8 triệu, với giá trung bình là 22.500 đồng/cổ phiếu. Toàn bộ số cổ phiếu này đã được bán "chui", không công bố trước khi thực hiện giao dịch.

Tổng số tiền bị can Trịnh Văn Quyết thu về sau khi bán chui cổ phiếu là gần 1.700 tỷ đồng, hưởng lợi bất chính số tiền hơn 530 tỷ đồng. Tuy nhiên ngay sau khi xảy ra việc bán chui cổ phiếu, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã hủy giao dịch toàn bộ số cổ phiếu do ông Quyết bán ra, những nhà đầu tư đã mua số cổ phiếu này may mắn được hoàn lại tiền.

Minh Vy
Đường sắt Hà Nội 'bốc hơi' lãi
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của CTCP Vận tải Đường sắt Hà Nội (mã: HRT) đạt 1.489 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ghi nhận hơn 40 tỷ đồng.

Kiểm kê đất đai cả nước từ ngày 1/8
Thời gian thực hiện kiểm kê từ ngày 1/8 - thời điểm có hiệu lực của ba Luật Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản. Số liệu được tính đến hết ngày 31/12/2024.

Hà Nội áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất mới từ 29/7
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024, áp dụng với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất thương mại dịch vụ; hệ số điều chỉnh giá đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản...

Khẩn trương hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 340/TB-VPCP của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Bổ sung hơn 6.000 tỷ đồng cho cao tốc Bắc - Nam
Bộ GTVT dự kiến sẽ bổ sung thêm 6.300 tỷ đồng cho giai đoạn 2 dự án cao tốc Bắc - Nam

VPBank trở thành đối tác chiến lược của hãng xe điện BYD
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa ký kết hợp tác cùng hãng xe điện BYD nhằm cung cấp giải pháp tài chính ưu việt cho khách hàng mua xe điện BYD trên toàn quốc.

Giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 21/7/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III năm 2024.