Chuyên mục


Cụm công nghiệp phía Bắc hút vốn FDI

20/02/2024 13:33 (GMT +7)

Vốn FDI vào Việt Nam trong tháng 1 tăng tới hơn 40% là một khởi đầu tốt đẹp được kỳ vọng sẽ mang lại một năm rực rỡ trong thu hút FDI.

Tính đến ngày 20/01/2024, tổng vốn đầu tư FDI đạt xấp xỉ 2,4 tỷ USD, trong đó, vốn đăng ký mới đạt 2,0 tỷ USD, tăng 66,9% so với cùng kỳ, ngược lại, vốn đăng ký tăng thêm và vốn góp mua cổ phần giảm lần lượt 23,1% và 33,1%, đạt 235,4 triệu USD và 116,5 triệu USD.

Cùng giai đoạn trên, vốn thực hiện dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ. Có thể thấy, nhờ sự tích cực trong kết quả thu hút vốn FDI của năm 2023, tốc độ giải ngân của vốn FDI đã có sự cải thiện đáng kể, năm 2023, vốn thực hiện FDI đạt 23,2 tỷ USD ( tăng 3,5% so với cùng kỳ).

Tính đến ngày 20/01/2024, tổng vốn đầu tư FDI đạt xấp xỉ 2,4 tỷ USD

Tính đến ngày 20/01/2024, tổng vốn đầu tư FDI đạt xấp xỉ 2,4 tỷ USD

Dự báo của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) về dòng vốn FDI toàn cầu có thể sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024 nhờ dự báo về triển vọng lạm phát và chi phí đi vay ở các thị trường phát triển ổn định. Tuy nhiên, theo đánh giá triển vọng thu hút vốn FDI năm 2024 sẽ giữ nhịp độ tích cực nhờ ba yếu tố.

Thứ nhất, Việt Nam là quốc gia tiềm năng trong chiến lược đa dạng hoá chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất.

Thứ hai, tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự kiến phục hồi tích cực hơn trong năm nay và thứ ba nền tảng chính trị ổn định.

Dù vậy, rủi ro diễn biến theo chiều hướng tiêu cực vẫn đang bao phủ liên quan đến rủi ro địa chính trị, mức nợ cao ở các quốc gia và nguy cơ tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm vẫn có thể tác động đến dòng vốn FDI vào Việt Nam.

Theo UNCTAD, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu năm 2023 tăng 3% so với năm 2022 lên khoảng hơn 1.365 tỷ USD chủ yếu do FDI tăng mạnh ở một số quốc gia trung gian ở châu Âu. Tuy vậy, khu vực là động lực cho dòng vốn đầu tư FDI là các nền kinh tế đang phát triển ghi nhận sự sụt giảm 9% so với cùng kỳ, đạt 849 triệu USD.

FDI vào khu vực châu Á chứng kiến mức giảm mạnh hơn, 12% so với cùng kỳ. Trong đó, FDI vào Trung Quốc giảm 6%, Ấn Độ giảm 47% và ASEAN giảm 16%.

Trong khu vực ASEAN - 6, chỉ có ba quốc gia ghi nhận tăng trưởng trong thu hút vốn đầu tư FDI trong năm 2023 là Thái Lan, Việt Nam và Indonesia với mức tăng trưởng lần lượt là 42,0%, 32,1% và 13,7% so với cùng kỳ. Trong đó, quy mô thu hút vốn FDI của Việt Nam là lớn nhất trong ba nước. Như vậy, có thể thấy Việt Nam là một ngoại lệ về thu hút FDI trong bức tranh toàn cầu và khu vực trong năm 2023.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư Việt Nam, tập trung vào các cụm công nghiệp phía Bắc. Xét về địa phương thu hút vốn FDI trong năm 2023, TP HCM dẫn đầu về thu hút vốn FDI năm 2023 với tổng vốn đăng ký đạt xấp xỉ 5,9 tỷ USD (tăng 48,5% so với cùng kỳ), trong đó, giá trị góp vốn và mua cổ phần là 4,3 tỷ USD, chiếm hơn 73% tổng vốn đăng ký.

Tuy nhiên, nếu không tính đến vốn góp và mua cổ phần, các địa phương thu hút FDI nổi trội trong năm 2023 lại là 6 tỉnh thành công nghiệp phía Bắc gồm Hải Phòng (khoảng 3,1 tỷ USD), Quảng Ninh (3,1 tỷ USD), Bắc Giang (3,0 tỷ USD), và Thái Bình (2,8 tỷ USD), Bắc Ninh (1,7 tỷ USD) và Nghệ An (1,6 tỷ USD).

Vượt qua Hàn Quốc, HongKong và Trung Quốc là hai nhà đầu tư vươn lên vị trí thứ ba và thứ tư, tổng mức đầu tư lần lượt đạt 4,7 tỷ USD và 4,5 tỷ USD trong năm 2023. Trong đó, khẩu vị đầu tư của nhóm nhà đầu tư này tập trung ở ba nhóm ngành gồm: Sản xuất pin mặt trời, sản phẩm điện tử & linh kiện điện tử và công nghiệp phụ trợ ô tô.

Nếu tính chung cả ba nhà đầu tư Hồng Kông, Trung Quốc và Đài Loan thì vốn đầu tư của nhóm này có sự phục hồi đáng kể sau khi tăng trưởng âm liên tiếp ba năm giai đoạn COVID-19 (2020 - 2022), tổng mức đầu tư của nhóm này là 12,0 tỷ USD trong năm 2023, tăng 97,6% so với cùng kỳ nhưng vẫn thấp hơn 12,6% so với năm 2019 (trước khi COVID-19 diễn ra). 

Nhóm phân tích VDSC
11 dự án thay đổi diện mạo giao thông Thủ đô
Hà Nội được giao nhiệm vụ nghiên cứu lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư 10 dự án đầu tư công và 1 dự án tư theo hình thức PPP nhằm giảm ùn tắc và thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông Thủ đô, trong đó có dự án đường trên cao Vành đai 2 từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy.

Đề xuất quy định mới về dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Nghị định quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và trường hợp tổ chức tín dụng phân bổ lãi phải thu phải thoái.

Bắc Ninh thu hút thêm 997 triệu USD vốn đầu tư
Trong 4 tháng đầu năm 2024, các KCN Bắc Ninh thu hút đầu tư được 997,1 triệu USD vốn đầu tư FDI và hơn 3601 tỉ đồng vốn trong nước.

Giá vàng 'vượt mốc' kỷ lục khi lần thứ 3 huỷ thầu
Giá vàng trong nước leo thang chóng mặt mỗi khi có phiên đấu thầu, bất chấp xu hướng giảm giá trên thị trường thế giới. Phiên giao dịch ngày 3/5 một lần nữa chứng kiến cảnh tượng tương tự, khi giá vàng miếng SJC lập kỷ lục mới trong bối cảnh phiên đấu thầu vàng diễn ra cùng ngày bị huỷ bỏ.

Thủ tướng chỉ đạo triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương triển khai một loạt các giải pháp quan trọng về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Tăng làn xe cao tốc TP. HCM - Long Thành
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc mở rộng đoạn TPHCM - Long Thành là vấn đề cấp thiết, bảo đảm đồng bộ với các quy hoạch hạ tầng giao thông, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT
Chính phủ vừa có Tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024.