Chuyên mục


Vietjet tăng vốn

30/05/2022 12:06 (GMT +7)

Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (VJC) cũng sẽ phát hành thêm 300 triệu USD trái phiếu (6.960 tỷ đồng) trong năm nay. Số tiền thu được sử dụng để đầu tư, thuê mua động cơ và bổ sung nguồn thanh khoản.

Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (VJC) tổ chức họp đại hội cổ đông thường niên 2022 vào ngày 28/5. Được biết, công ty đặt ra mục tiêu doanh thu hợp nhất 32.270 tỷ đồng, lãi sau thuế 1.000 tỷ đồng; gấp lần lượt 2,5 lần và 12,5 lần so với thực hiện năm 2021.

Vietjet dư kiến thực hiện 100.000 chuyến trong năm 2022, tăng trưởng 146% so với năm 2021. Trong thời gian tới, doanh nghiệp dự kiến mở thêm đường bay tới Ấn Độ và trở thành hãng hàng không đầu tiên kết nối Mumbai với Hà Nội và TP.HCM từ quý II năm nay. Vietjet cũng có kế hoạch tăng thêm số chuyến bay đến Nhật Bản, Hàn Quốc.

Hãng hàng không Vietjet (VJC) tổ chức họp đại hội cổ đông thường niên 2022 ngày 28/5

Hãng hàng không Vietjet (VJC) tổ chức họp đại hội cổ đông thường niên 2022 ngày 28/5

Tại đại hội, HĐQT trình phương án phát hành thêm 108,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức 2021, tỷ lệ 20%. Nguồn vốn thực hiện từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên BCTC kiểm toán năm trước.

Ngoài ra, hãng hàng không chào bán riêng lẻ thêm 54,1 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Giá chào bán sẽ không thấp hơn giá đóng cửa bình quân 30 phiên giao dịch liên tiếp trên thị trường chứng khoán trước thời điểm chào bán. Thời gian thực hiện trong năm 2022 hoặc 2023. Số cổ phiếu trên bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, 3 năm với nhà đầu tư chiến lược nhưng không hạn chế chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chuyên nghiệp với nhau.

Công ty dự kiến thu về 300 triệu USD, tương đương 6.960 tỷ đồng. Số tiền thu được sẽ dùng để đầu tư, thuê, mua tàu bay, động cơ và trang thiết bị sửa chữa tàu bay; bổ sung nguồn thanh khoản và vốn lưu động. Hiện, cổ phiếu VJC giao dịch quanh mức 127.000 đồng/cổ phiếu.

Ngoài ra, Vietjet sẽ phát hành thêm 300 triệu USD trái phiếu riêng lẻ hoặc đại chúng (tương đương 6.960 tỷ đồng). Thời hạn dự kiến từ 3 đến 5 năm, có lãi suất cố định, thả nổi hoặc kết hợp cả hai. Số tiền thu được sẽ được sử dụng để đầu tư và thuê mua động cơ và bổ sung nguồn thanh khoản, vốn lưu động hoạt động kinh doanh.

Theo bà Nguyễn Thị Phương Thảo, tổng giám đốc Vietjet, thời gian qua thu nhập từ vận chuyển hàng hóa chiếm 5% tổng doanh thu thương mại. Khi xảy ra đại dịch công ty đã chuyển đổi máy bay hành khách sang máy bay vận tải, cùng với việc mở ra thêm những dịch vụ logistic đã mang về doanh thu trăm triệu USD. Thời gian tới mảng vận chuyển hàng hóa sẽ là mảng trọng điểm của Vietjet. Công ty cũng có kế hoạch IPO mảng này trong năm nay hoặc đầu năm sau.

Giải đáp thắc mắc của cổ đông, ông Tô Việt Thắng, Phó tổng giám đốc Vietjet Air cho rằng, giá nhiên liệu đang chiếm 40% tổng chi phí khai thác. Khi giá nhiên liệu tăng trên 100 USD một thùng, chi phí khai thác của các hãng hàng không tăng thêm 50%. Tuy nhiên, công ty luôn theo dõi sát giá vé để triển khai đồng bộ nhiều giải pháp kiểm soát chi phí ở mức thấp nhất. Trong đó, công ty luôn hướng dẫn phi công đặt chế độ bay phù hợp, sử dụng đội tàu bay tiết kiệm nhiên liệu, nhà cung cấp nhiên liệu có mức giá tốt.

Bà Thảo cho biết thêm, khi giá nhiên liệu tăng cao, Vietjet Air có chính sách phụ thu xăng vào giá vé của khách để họ cùng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Đây cũng là cách mà hầu hết hãng hàng không trong nước và quốc tế áp dụng nếu giá nhiên liệu tăng quá cao.

Về kết quả kinh doanh trong 3 tháng đầu năm, Vietjet ghi nhận doanh thu thuần 4.522 tỷ đồng, tăng trưởng 12% so với cùng kỳ 2021, nhưng vẫn lỗ gộp 257 tỷ đồng. Tuy vậy, con số này đã cải thiện so với mức lỗ hơn 1.000 tỷ đồng của quý I/2021.

Trong quý, doanh thu tài chính giảm nhẹ xuống 1.156 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính tăng đột biến từ 38 tỷ đồng lên gần 403 tỷ đồng. Dù vậy, Công ty vẫn lãi 750 tỷ đồng từ hoạt động tài chính. Đây cũng là yếu tố giúp hãng hàng không này ghi nhận lãi ròng 244 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ. 

Kim Khánh
Yêu cầu báo cáo về thực hiện thu phí gửi xe thông minh tại Hà Nội
40 doanh nghiệp trông xe trên địa bàn thành phố vừa được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội yêu cầu báo cáo về kế hoạch thực hiện công nghệ trong việc thu phí đỗ xe trước ngày 30/3.

Hàng không thiếu máy bay
Ngày 26/3, đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết số máy bay hoạt động thương mại của 6 hãng hàng không đến cuối tháng 3 khoảng 170 chiếc, giảm 40-45 chiếc so với cùng kỳ năm 2023.

Bác bỏ đề xuất trích 70% tiền xử phạt cho CSGT
Dự thảo luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất đã bỏ đề xuất lực lượng cảnh sát giao thông được trích tối thiểu 70% khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.

Tăng thêm tàu khách tuyến Bắc - Nam
Giá vé chặng Hà Nội - Sài Gòn suốt một chiều loại chỗ ghế ngồi từ 958.000 đồng/vé, giường nằm từ 1.170.000 đồng/vé trở lên, phụ thuộc ngày đi, loại chỗ.

Từ 1/4, dừng hoạt động 5 tuyến xe buýt ở Hà Nội
Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP Hà Nội vừa phát đi thông báo về việc dừng hoạt động các tuyến buýt số 10, 14, 18, 44, 145. Việc dừng các tuyến xe buýt này sẽ bắt đầu từ ngày 1/4/2024.

Quảng Trị: Tái khởi động dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy sau nhiều năm 'đắp chiếu'
Sau nhiều năm "đắp chiếu", dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (tại xã Hải An, huyện Hải Lăng - thuộc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị) khởi động lại vào 25/3/2024.

Quảng Bình kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô điện
Đội CSGT-TT Công an TP. Đồng Hới (Quảng Bình) vừa tổ chức hội nghị tuyên truyền, ký cam kết hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô điện.